Đối với từng sắc thuế

Một phần của tài liệu 217471 (Trang 73)

5.2.1.1 Thuế giá trị gia tăng.

Đây là một sắc thuế trụ cột của nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đối với sắc thuế

này có những kiến nghị sau:

- Cần tiếp tục nghiên cứu xử lý về thuế suất, về hóa đơn chứng từ. Đặc biệt là tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát và kiểm tra việc hoàn thuế GTGT chống thất thu ngân sách. Trong thời gian tới cần trực tiếp đối thoại với các doanh nghiệp để nắm sát những vướng mắc phát sinh nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. - Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế có hiệu quả, cơ quan thuế phải nắm chắc số

hoạt động kinh doanh trên địa bàn bằng cách kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, ngành chủ quản ... Thực hiện tốt công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế, phân loại cơ sở kinh doanh, đồng thời căn cứ trình độ, năng lực cán bộ thuếđể phân công quản lý từng đối tượng cho phù hợp, cơ

quan thuế cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình biến động của các cơ sở kinh doanh như sát nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, hộ tạm nghỉ kinh doanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những cơ sở không có tư cách pháp nhân, các hộ nghỉ kinh doanh nhưng thực tế

vẫn hoạt động bình thường để trốn thuế.

- Công tác quản lý thu thuế GTGT phải luôn gắn chặt với công tác quản lý hóa

đơn, chứng từ, do đó cần phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn của các cơ sở kinh doanh. Có một thực tế hiện nay ở nước ta là đa số người tiêu dùng chưa có thói quen lấy hóa

đơn khi mua hàng, dịch vụ nên đã vô tình tiếp tay cho việc trốn thuế của cơ sở kinh doanh.

Bởi vậy, đi đôi với việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật thuế nhằm nâng cao nhận thức của người dân để họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật thuế, nên chăng có thể áp dụng hình thức quay thưởng sổ số hóa đơn để khuyến khích và tạo thói quen cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ phải đòi hóa đơn từ người bán hàng. Về lâu dài Nhà nước cần hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán, đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán bằng chuyển khoản sẽ là

điều kiện cơ bản để quản lý loại thuế này một cách hiệu quả.

5.2.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu điều tiết từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người sản xuất, phản ảnh trình độ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do trình độ, hiệu quả của nền kinh tế của doanh nghiệp, hộ sản xuất của Việt Nam hiện nay và các năm tới còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, công nghệ còn lạc hậu. Do đó để nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp phát triển bền vững, định hướng sữa đổi là giảm nghĩa vụ thuế, để tăng tích tụ vốn, khuyến khích đầu tư

trong nước và doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài.

Trọng tâm của quản lý thu thuế TNDN là thu nhập chịu thuế, trong đó vấn đề quan tâm hàng đầu là phải quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí hợp lý được trừ để xác định thu nhập chịu thuế. Đối với doanh thu, hiện nay có vấn đề chuyển giá giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ngành thuế vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý vấn đề này. Vì vậy, để

quản lý đòi hỏi phải có sự nổ lực của cơ quan thuế cũng như các chức năng khác, cụ thể: - Các định mức chi phí của các cơ quan chức năng qui định rõ ràng, chặt chẽ

phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc qui định các loại chi phí hợp lý phải đảm bảo sự thống nhất với các văn bản, chếđộ kế toán của Nhà nước.

- Cán bộ thuế phải nắm vững các qui định, hướng dẫn xác định chi phí hợp lý, vận dụng sát thực vào điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

- Cán bộ thuế phải chú trọng đến công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chếđộ hạch toán, kế toán tại các đơn vị cơ sở, đưa công tác này dần vào nề nếp. Việc hạch toán phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng chế độ qui định; chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ

khi mua bán, chi tiêu của đơn vị phải được tăng cường và đúng qui định của Nhà nước. - Các khoản thu khác cũng là yếu tố tác động rất lớn tới thu nhập chịu thuếở

các đơn vị sản xuất kinh doanh. Để quản lý chặt chẽ các khoản thu nhập khác phát sinh tại

đơn vị, cơ quan thuế phải hiểu biết, nắm rõ thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị, kịp thời nắm bắt những hoạt động mới phát sinh tại đơn vịđưa vào quản lý, kiểm tra chặt chẽ công tác hạch toán, kế toán tại đơn vị, phối hợp các cơ quan chức năng để nắm bắt kịp thời các khoản thu nhập phát sinh tại đơn vị.

5.2.2 Kiến nghị về cán bộ và đào tạo đội ngũ cán bộ

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu sự phát triển của kinh tế thị trường thì đội ngũ cán bộ

thuế phải được đào tạo để có kiến thức nhất định, am hiểu sâu rộng về chính sách chếđộ, cán bộ thuế cần thường xuyên được bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về

mục đích, ý nghĩa, nội dung, đạo lý của từng ngóc ngách cụ thể được đặt ra trong những văn bản sửa đổi bổ sung, qui trình nghiệp vụ và sổ tay cán bộ thuế.

Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường, chuẩn hóa các qui trình quản lý thu thuế mới trong điều kiện hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Đểđạt yêu cầu này phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức cách mạng đối với cán bộ thuế mới đáp ứng yêu cầu

chủ chốt, những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới thì phải cương quyết thay thế.

Củng cố bộ máy thu ở cơ sở: củng cố lại các đội thuế, thay đổi phương thức giao

ủy nhiệm thu cho UBND xã, phường, tăng cường sức mạnh cho các tổ văn phòng chi cục,

đảm bảo thực hiện tốt các luật thuế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thuếở cơ sở,

đặc biệt là tổ, đội trưởng để số cán bộ này nắm vững chính sách, biết giải thích và có sức thuyết phục các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành các luật thuế. Về phía địa phương, đề

nghị ổn định cán bộ thuế lâu dài nhằm chuyên môn hóa cán bộ thuế công tác ngành thuế.

5.2.3 Kiến nghị về công tác thanh tra

Tăng cường lực lượng thanh tra- kiểm tra, vì hiện nay lực lượng này rất mỏng chưa đủ sức trong thi hành nhiệm vụ.

Tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra nhằm ngăn chặn các gian lận về khấu trừ và hoàn thuế, đảm bảo NSNN không bị thất thoát, đảm bảo công bằng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh:

+ Đảm bảo kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói chung và kiểm tra thanh tra về hoàn thuế nói riêng. Cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế phải được đào tạo và đào tạo lại thường xuyên để đáp ứng kịp thời với những yêu cầu mới, đối phó lại những hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn.

+ Triển khai kiểm tra ngay khi có quyết định hoàn thuế, tập trung vào xử lý kịp thời nghiêm minh các trường hợp vi phạm, thu hồi đến mức cao nhất các khoản tiền hoàn thuế

bị gian lận. Phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi kịp thời tình trạng lập doanh nghiệp không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh mà mua, bán hóa đơn bất hợp pháp, tiếp tay cho các tổ chức cá nhân rút tiền NSNN dưới nhiều hình thức.

+ Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra nội bộ ngành, chú trọng đến việc chấp hành kỷ

cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong toàn ngành. Quan tâm nhiều đến đạo đức của cán bộ

thuế, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các đối tượng nộp thuế mỗi lần kiểm tra, thanh tra làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu, làm cho tâm lý chung của các CSKD là sợ bị kiểm tra, thanh tra.

+ Công tác kiểm tra, thanh tra phải được xây dựng từđầu năm, có như vậy mới tránh được tình trạng bịđộng trong công tác kiểm tra, thanh tra.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra ngay từ bây giờ và thực hiện đều

đặn, thường xuyên công việc sẽ không bịứ đọng. Được như vậy công tác kiểm tra, thanh tra sau này sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận.

+ Công việc kiểm tra với tinh thần hợp tác giữa cán bộ thuế và các đối tượng nộp thuế, để các đối tượng nộp thuế hiểu rằng đây là một thủ tục thông thường không gây khó khăn trong kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín của mình trên thương trường.

+ Một số doanh nghiệp bị âm thuế liên tục trong 3 tháng nhưng vẫn không yêu cầu hoàn thuế cũng cần phải thực hiện kiểm tra như hoàn thuếđể phát hiện sớm những hành vi gian lận nếu có. Đồng thời khuyến khích các cơ sở này xin hoàn thuế nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách địa phương.

+ Công việc kiểm tra, thanh tra không chỉ dừng lại ở khâu hóa đơn chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán mà cần phải kiểm tra sự hiện hữu thực tế của hàng hóa, nguồn gốc,

Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế Trang 66 xuất xứ của hàng hóa, chủ sở hữu thực của hàng hóa, có như vậy mới đảm bảo kiểm soát được và giảm thiểu các hành vi gian lận của CSKD.

+ Hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành một cách đầy

đủ, cập nhật kịp thời những thay đổi của đơn vị, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh để lấy số liệu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá rủi ro. Kết hợp với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, đấu tranh với các đối tượng nộp thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những đơn vị vi phạm, đảm bảo thời gian, chất lượng công tác thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.

+ Thực hiện phân tích kỹ, sâu về tình hình chấp hành pháp Luật thuế của các

đơn vị, trên cơ sở tài liệu số liệu của việc kiểm tra quyết toán thuế tại cơ quan thuế từđó tiến hành chọn đơn vị, lập kế hoạch và phân bổ thời gian thực hiện kế hoach thanh tra sát với từng quý phù hợp với mục tiêu đề ra.

+ Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các ngành trong tỉnh, với Cục Thuế các tỉnh bạn thu thập thông tin về người nộp thuế để phục vụ cho công tác thanh tra ngày một tốt hơn.

+ Công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật thuế cả bề rộng và chiều sâu tới các DN là điều cần được các cơ quan thuế đặc biệt quan tâm. Đặc biệt cần chú ý đến việc điều tra, khảo sát và nắm những thông tin phản hồi từ DN, để tuyên truyền sát với những nội dung mà DN cần. Cơ quan thuế tăng cường hướng dẫn công tác kế toán, quản lý hoá đơn tại DN; nâng cao chất lượng của việc kê khai và tuân thủ nghĩa vụ thuế.

+ Quy trình phải được phân công, phân nhiệm rõ ràng, quy định cơ chế phối hợp giữa các khâu, các bộ phận trong ngành thuế; áp dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý thuế, giữa cơ quan thuế với DN và cơ quan hữu quan. Tuy nhiên quá trình này cũng phải có những hình thức và bước đi quá độ thích hợp với từng giai đoạn của việc áp dụng công nghệ

quản lý hiện đại.

+ Nên tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở chi cục thuế và hạn chế công tác kiểm tra tai trụ sở người nộp thuếđể tránh gây phiền hà cho các cơ sở kinh doanh.

Châu Đốc, ngày 20 tháng 02 năm 2009

CỤC THUẾ AN GIANG

CHI CỤC THUẾ CHÂU ĐỐC

Số: 29 /2009/TB.CCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG BÁO

Về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu

Kính gửi: CTY TNHH NGUYỄN LỘC

Ngành nghề: Xây dựng, san lắp

Mã số thuế: 1600692795

Địa chỉ nhận thông báo: Số 02A Chi Lăng, Phường A, TXCĐ.

Căn cứ qui định của pháp luật thuế hiện hành về trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế;

Để làm rõ các nội dung: Doanh số tháng 12/2008 Trong hồ sơ (tờ khai thuế) tháng 12 năm 2008

Chi cục Thuế Châu Đốc đề nghị: Giám đốc công ty hoặc đại diện (có giấy ủy quyền)

đến làm việc trực tiếp tại Chi cục Thuế (hoặc có văn bản) để giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu năm 2008 sau đây:

1. Sổ sách kế toán. 2. Hoá đơn GTGT.

3. Hợp đồng với chủđầu tư.

Thời gian làm việc: 14giờ 30 ngày 20 tháng 02 năm 2009

Địa điểm làm việc: Đội Kiểm Tra Thuế 1 – Chi cục Thuế Châu Đốc.

(Nếu có văn bản giải trình, thông tin, tài liệu bổ sung thì phải gửi cho Đội Kiểm Tra Thuế 1 trước ngày 25 tháng 02 năm 2009).

Nếu có vướng mắc, đề nghị chủ cơ sở liên hệ với Đội Kiểm Tra Thuế 1 theo điện thoại số: 076. 3867955 , địa chỉ: 05, Phan Đình Phùng, Phường B, TX Châu Đốc

Chi cục Thuế Châu Đốc thông báo để chủ cơ sở biết và thực hiện.

NGƯỜI NỘP THUẾ NHẬN THÔNG BÁO CHI CỤC TRƯỞNG

Ngày 20 tháng 02 năm 2009

CỤC THUẾ AN GIANG

CHI CỤC THUẾ TX.CHÂU ĐỐC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Châu đốc, ngày 16 tháng 03 năm 2009

BIÊN BN LÀM VIC

Về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu

Căn cứ Thông báo số 124/2009/TB.CCT của Chi cục Thuế Châu Đốc ngày 11 tháng 03 năm 2009 về việc đề nghị người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu,

Hôm nay, hồi 09 giờ 30 ngày 16 tháng 03 năm 2009 Tại: Đội Kiểm Tra Thuế 1 – Chi Cục Thuế Châu Đốc. Chúng tôi gồm:

I. Đại diện cơ quan thuế:

1. Ông/Bà: NGUYỄN CÔNG KHANH - Chức vụ: Đội phó 2. Ông/Bà: VĂNG THỊ HẢI MINH - Chức vụ: Đội viên 3. Ông/Bà: NGUYỄN THỊ THU TRANG - Chức vụ: Đội viên

II. Người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế):

Ông (bà): Lê Quang Thanh

CMND số: Cấp ngày , Nơi cấp: CAAG

Chức vụ: Kế toán trưởng đại diện cho: CTY TNHH Nguyễn Lộc – MST: 1600976437

Địa chỉ: 18/6 Nguyễn Văn Thoại, Phường B, TX Châu Đốc

III. Nội dung làm việc:

* Kiểm tra thuế GTGT tháng 02/2009:

Qua trao đổi, làm việc với Đại diện Của CTY TNHH Nguyễn Lộc kết hợp đối chiếu Hợp đồng kinh tế xây dựng với các chứng từ kế toán Cty cung cấp. Chúng tôi nhận thấy:

Cty đã khai thiếu doanh thu ở tháng 02/2009.

Lý do: Cty chỉ kê khai doanh thu cho những công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng khi thực tế nhận được tiền thanh toán của chủđầu tư còn những công trình hoàn

Một phần của tài liệu 217471 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)