Công tác giám sát tờ khai

Một phần của tài liệu 217471 (Trang 48 - 53)

Cơ chế tự khai - tự nộp đã phát huy tính ưu việt của nó trong điều kiện mọi sự

quản lý vẫn chưa đồng bộ, công tác thanh tra kiểm tra nhiều khi vẫn chưa đủ mạnh hoặc khối lượng công việc quá lớn, không thể kiểm soát hết được… Chính vì vậy, để giảm các rủi ro và cũng là giảm “gánh nặng” cho công tác thanh tra kiểm tra thì công tác giám sát kê khai càng trở nên cần thiết hơn lúc nào hết.

Khi triển khai hệ thống giám sát, các công việc được định hình cụ thể và tham gia tới các kết quả quản lý cuối cùng là số thu ngân sách. Giám sát tốt sẽ có một kết quả thu tốt nhưng không thể nói việc thu không đạt được dự toán pháp lệnh là do giám sát cùng với các công việc khác không đạt yêu cầu. Giám sát tốt cũng làm giảm sự “rủi ro”, giảm sai phạm và

phần nào sẽ giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra giảm được gánh nặng. Giám sát thuế chú trọng đến nhân sự. Các viên chức với một kỹ năng và có kỷ luật trong công việc có thểđảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ này.

Công tác giám sát khai thuế có thểđược khái quát thành các bước như sau:

Thứ nhất, giám sát ban đầu, tức giám sát đăng ký thuế và các điều chỉnh theo nội dung đã đăng ký. Mục tiêu này là đảm bảo tính pháp lý, cập nhật và cung cấp đầy đủ các yếu tố pháp lý làm tiền đề cho các công việc của các bộ phận khác. Giải quyết một số vấn đề

trọng yếu như trong một thời điểm xác định, có bao nhiêu tờ khai phải nộp cho từng loại thuế. Mục tiêu này làm tiền đề cho nhiệm vụ giám sát nộp tờ khai.

Thứ hai, giám sát nộp tờ khai, cụ thể là giám sát số lượng là một nhiệm vụ rất cơ bản nhưng luôn bị xem nhẹ. Hầu như các báo cáo của ngành thuế từ trước đến nay chưa có

đánh giá đúng về vấn đề này.

Thứ ba, giám sát thủ tục khi tờ khai được nộp. Mục tiêu của giám sát này là

đảm bảo tính các yếu tố pháp lý như hình thức, thủ tục… của các tờ khai làm cơ sở cho việc lưu trữ hồ sơ hoặc cho các tranh chấp, kiện tụng (nếu có) phục vụ cho các bộ phận khác khai thác.

Thứ tư, giám sát kê khai tức là giám sát, kiểm tra tính trung thực, chính xác,

đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc hình thành kết quả thuế trên từng tờ khai. Thường thì việc giám sát kê khai được áp dụng dưới hai hình thức đó là: Giám sát kê khai theo chiều ngang tức giám sát theo từng loại thuế và giám sát theo từng đối tượng, đặc biệt là các đối tượng quan trọng là các doanh nghiệp lớn chẳng hạn. Việc giám sát kê khai theo chiều ngang thường chỉ sử dụng cho các loại thuế GTGT, TTĐB với số lượng tờ khai nhiều, kỳ kê khai ngắn. Cho đến nay, đội kiểm tra 2 đã làm được điều này vì tiêu thức quản lý chung là quản lý từng loại thuế. Mặt khác, việc giám sát theo chiều ngang cũng có thể áp dụng với việc thanh toán thuế cho từng loại thuế và cho từng doanh nghiệp một với điều kiện bộ máy kế toán thuế

cho kết quả chính xác.

Và cuối cùng trong nội dung giám sát là giám sát thanh toán thuế trên cơ sở

thuế phát sinh theo tờ khai, bao gồm giám sát thuế đã phát sinh và thanh toán thuế theo phát sinh. Giám sát này thuộc lĩnh vực thanh toán, được thực hiện bởi đơn vị có chức năng kế toán thuế. Một phần quan trọng của “quyết toán thuế” và “quyết toán thuế bước 1” theo chế độ

“quyết toán” được giải quyết ở bộ phận này.

Một số kết quả đạt được trong công tác giám sát tờ khai của chi cục thuế Châu

Đốc trong hai năm 2007 và 2008.

4.2.1 Năm 2007

Trong năm 2007, tổng số đối tượng phải nộp tờ khai thuế TNDN là 158 hộ

trong đó công ty là 42 hộ, doanh nghiệp tư nhân là 52 hộ, hộ cá thể theo phương pháp trực tiếp là 31 hộ và 33 hộ cá thể hoạt động theo phương pháp khấu trừ thuế. Với tổng số tiền thuế

là trên 727 triệu đồng.

Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế Trang 40 19,05% 31,75% 25,40% Công ty DNTN Hộ cá thể theo PPKT Hộ kinh doanh theo PPTT

23,81%

Bảng 4.5: Số lượng đối tượng nộp tờ khai thuế

ĐVT: 1000 đồng

(Nguồn: Chi cục thuế thị xã Châu Đốc)

Trong tổng số 158 hộ nộp tờ khai thuế TNDN thì có 75 hộ thuộc diện phải giám sát tờ khai đạt 47,47% kế hoạch. Trong tổng số các tờ khai thuếđã nộp thì có tới 63 tờ khai có lỗi khi kê khai. Trong các loại hình doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế thì các hộ cá thểđăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có tỷ lệ kê khai thuế sai nhiều nhất chiếm 31,75 %.

Điều này có thể lý giải là do hầu hết các đối tượng này là các hộ kinh doanh vừa và nhỏ cho nên công tác hạch toán kế toán chưa được theo đúng yêu cầu của luật quản lý thuế.

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ các hộ khai thuế sai nhiều

(Nguồn: Chi cục thuế Châu Đốc)

Riêng về thuế GTGT tổng sốđối tượng thuộc diện giám sát thuế là 1.816 hộ, trong

đó công ty và doanh nghiệp tư nhân là 138 hộ, hộ đăng ký thuế theo phương pháp khấu trừ

thuế là 37, số còn lại là các hộ kinh doanh theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT. Với tổng số đối tượng phải giám sát là 1.130 hộ chiếm 62,22 %. Tỷ lệ hộ

giám sát là rất cao so với kế hoạch, với tỷ lệ này thì cho thấy tình hình gian lận thuế là rất cao và kê khai không sát với thực tế cho nên số hộ giám sát mới tăng cao như vậy.

Loại hình doanh nghiệp Số hộ Số tiền thuế

Công ty 42 207.346

DNTN 52 222.964

Hộ cá thể theo PPKT 33 147.243

Hộ kinh doanh theo PPTT 31 139.496

Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế Trang 41 24% 18% 10% 14% 13% 15% 6%

Không chủđộng kê khai đúng thời gian

Ghi không đầy đủ các khoản mục

Không tách riêng hàng hóa DV mua vào có hóa đơn

Bán hàng không lập hoá đơn Tờ khai thuế có lỗi số học Dòng thuế GTGT được khấu trừ

ghi số âm

Nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung của tờ khai

37 63 67 963 138 37 32 1.609 75.489 34.082 226.489 34.765 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 1 2 3 4 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Series2Đối tượng giám Series1 Series3

sát

Đối tượng nộp tờ khai

Số tiền tăng thêm

Biểu đồ 4.4: Đối tượng nộp tờ khai so đối tượng nộp thuế và số tiền tăng thêm

(Nguồn: Chi cục thuế Châu Đốc)

Khi tham gia phỏng vấn các cán bộ thuế cũng như là đối tượng nộp thuế thì họ cho biết những lỗi thường gặp trong kê khai thuế là:

♦ Bán hàng không lập hóa đơn.

♦ Không tách riêng bảng kê Hàng hóa DV mua vào có hóa đơn bán hàng

♦ Không chủ động kê khai đúng thời gian theo qui định của Luật thuế, bị cơ

quan thuế nhắc nhở, xử phạt hành chánh.

♦ Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ trước

♦ Tờ khai thuế có lỗi số học

♦ Nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung của tờ khai

♦ Dòng thuế GTGT được khấu trừ ghi số âm

Trong những lỗi về kê khai thuế thì việc không chủ động kê khai đúng theo thời gian như luật quản lý thuế quy định chiếm tỷ trọng cao nhất 24%. Điều này cho thấy ý thức của người nộp thuế vẫn còn tương đối thấp, họ chưa nhìn thấy được tính ưu việt của cơ chế tự

khai tự nộp. Do đó về phía cơ quan Thuế, cán bộ thuế cần đề cao trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế nắm bắt kịp thời các chính sách chếđộ về thuế, tự tuân thủ pháp luật; tăng cường hậu kiểm thông qua phân tích thông tin và quản lý rủi ro để chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra với sự hỗ trợ hiệu quả của các ứng dụng tin học trong quản lý.

4.2.2 Năm 2008

Trong năm 2008 chi cục thuế thực hiện giám sát 1.946 cuộc bao gồm cả việc giám sát tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuếđối với 2 loại thuế GTGT và thuế TNDN. Với số tiền thuế tăng thêm là 1.454.635.986 đồng. Do tình hình kinh tế trong năm 2008 có những biểu hiện xấu cho nên công tác giám sát phải được thực hiện chặt chẽ hơn.

Bảng 4.6: Số lượng giám sát đối tượng nộp tờ khai thuế

ĐVT: 1000 đồng

Loại hình doanh nghiệp Số hộ Số tiền thuế

Công ty 53 301.323

DNTN 62 362.926

Hộ cá thể theo PPKT 44 147.243

Hộ kinh doanh theo PPTT 41 134.653

Tổng cộng 200 946.145

(Nguồn: Chi cục thuế thị xã Châu Đốc)

Nếu xét trong năm 2007 sốđối tượng nộp tờ khai thuế TNDN chỉ là 158 thì năm nay tăng thêm 42 hộ. Và số lượng hộ phải giám sát là 123 hộ tăng so với năm 2007 là 48 hộ tỷ

lệ tăng là 64%. 2008 là một năm khó khăn cho nên các hộ kinh doanh luôn khai báo kết quả

kinh doanh thấp do đó công tác giám sát tờ khai thuế tăng là điều cũng dễ hiểu.

Riêng về thuế GTGT, năm nay cũng thực hiện giám sát 1.853 đối tượng tăng so với năm 2007 là 683 lượt hộ. Tỷ lệ tờ khai có lỗi trong năm 2008 đã giảm gần 20% so với năm 2007. Điều này cho thấy, các đơn vị nộp thuếđã quan tâm nhiều hơn đến việc tự quyết toán thuế, chấp hành tốt hơn pháp luật về nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Tình hình giám sát thuế qua hai năm tại chi cục thuế đã đạt được những kết quả

bước đầu tương đối khả quan. Số lượng doanh nghiệp thuộc diện giám sát qua hai năm điều tăng, nhưng tăng ởđây là tăng theo kế hoạch giám sát cho thấy công tác giám sát đã và đang

được chi cục thuế quan tâm. Qua công tác giám sát cho thấy việc kê khai thuế của các doanh nghiệp đã mang tính tự giác và ít mắc lỗi hơn trước rất nhiều.Trên thực tế, có thể nói ngoại trừ chếđộ giám sát đặc thù mang tính trọng điểm tùy theo loại đối tượng quản lý cụ thể, khi một cơ quan thuế thực hiện tốt các chếđộ giám sát trên, nhiệm vụ quản lý thuế trong đó có cả

số thu được cụ thể hóa một cách rõ ràng, không quản lý chung chung. Thực hiện tốt công tác giám sát, cơ quan thuế giải quyết cơ bản các công việc của mình, kể cả về nhiệm vụ thu ngân

Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế Trang 43 sách. Nói rộng ra, khi cân đối giữa tính tuân thủ của doanh nghiệp và nguồn lực quản lý của ngành thuế sẽ là hợp lý khi xem đây là một mục tiêu và là nhiệm vụ cơ bản của cơ quan thuế. Bên cạnh thuận lợi công tác giám sát cũng gặp không ít khó khăn. Dưới đây là những thuận lợi và khó khăn của công tác giám sát thường gặp phải:

¾ Thuận lợi

Công tác giám sát kê khai được sự hỗ trợ tích cực của hệ thống cơ sở dữ liệu từ hệ

thống mạng nội bộ. Cán bộ giám sát đều có trình độ về tin học. Ngoài ra sự phối hợp giữa các bộ phận cũng như sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế nên tiến độ thực hiện đúng thời gian. Việc thực hiện và xử lý công việc đã có thông tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện nên không có sự lúng túng trong công tác xử lý.

¾ Khó khăn

Chưa có đầy đủ thông tin về giá bán các mặt hàng nhạy cảm khi có sự biến động giá bán trên thị trường. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong việc thống kê giá bán các mặt hàng trên địa bàn. Việc xác định giá bán của đoàn kiểm tra dựa theo kinh nghiệm, nhận xét của từng thành viên trong đoàn. Chưa có sự tự giác của người tiêu dùng cũng như cơ

quan thuế chưa có chức năng điều tra nên vấn đề xác định giá bán thực tế chưa thực hiện

được.

Công tác quản lý thuế nếu chỉ dừng lại ở khâu giám sát thì nó sẽ rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được, sẽ có những chổ hỏng cho các doanh nghiệp có cơ hội gian lận thuế hoặc trốn thuế. Do đó để đảm bảo cho công tác quản lý thuế cần có biện pháp hữu hiệu hơn đó là công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu 217471 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)