Đây là bước tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp (DN) mà công tác kiểm tra phải thực hiện trong quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về DN, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử lý đối với những nội dung đã được làm rõ (yêu cầu DN thực hiện điều chỉnh theo qui định của các Luật thuế ). Khi thực hiện kiểm tra tại cơ quan thuế, phải thực hiện đầy đủ các công việc theo trình tự sau:
Nếu phát hiện số liệu chưa chính xác CBKT tập hợp và phân tích các thông
tin chuyên sâu về doanh nghiệp
Dự thảo giấy mời, mời doanh nghiệp
đến trụ sở cơ quan thuế giải trình Kết thúc kiểm tra tờ khai thuế
Lập biên bản ghi nhận các nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế
Giải thích quy trình:
Sau khi các doanh nghiệp kết thúc việc nộp tờ khai thuế, cán bộ kiểm tra phải tập hợp và phân tích các thông tin chuyên sâu về doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra tại cơ quan thuế. Căn cứ kết quả phân tích thông tin vềđối tượng thanh tra, kiểm tra, nhóm phân tích xác
định cụ thể những nội dung nghi ngờ cần DN cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với DN để làm rõ (thông tin chung về DN, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua...).
Dự thảo giấy mời ghi rõ thời gian, địa điểm tiếp xúc với DN, kèm theo nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế nêu trên trình lãnh đạo chi cục thuế phê duyệt.
Lập biên bản ghi nhận các nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế: ghi nhận những nghi ngờđã làm rõ và đề xuất kiến nghị giải pháp xử lý; những nội dung chưa được làm rõ, cần thực hiện thanh tra, kiểm tra tại DN.
Quy trình kiểm tra tại trụ sở chi cục thuế chỉ có ba bước nhưng công việc ở mỗi bước đều quan trọng như nhau. Không thể loại bỏ hay đảo ngược bất cứ một bước nào trong quy trình. Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thoạt nhìn đơn giản nhưng khi đi vào thực hiện mới thấy được những khó khăn của công tác thanh tra, kiểm tra chẳng hạn như: - Một số doanh nghiệp thay đổi chỉ tiêu thông tin trên đăng ký thuế nhưng không thông báo với Cơ quan thuế,
- Chuyển đổi chia tách, sát nhập, giải thể không lập báo cáo tài chính, không còn tồn tại tại trụ sở, không hợp tác với cơ quan thuế.
- Số liệu luỹ kế giữa các năm của một số doanh nghiệp còn chưa chính xác, đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát.
Từđó dẫn đến công tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn hoặc không thực hiện được, chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Hiện tại ở chi cục thuế Châu Đốc bộ phận thanh tra, kiểm tra tổ chức thành các nhóm nhỏ để tập hợp, phân tích các thông tin chuyên sâu về các DN đã dự kiến thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch tháng (đối với hình thức thanh tra, kiểm tra toàn diện có thể tổ chức theo từng nhóm ngành riêng biệt, đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên môn hoá trong công tác thanh tra, kiểm tra). Mỗi nhóm gồm một nhóm trưởng và một số thành viên, thực hiện các bước công việc này gồm các nội dung sau: kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan về người nộp thuế, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế. Để phục vụ cho công tác kiểm tra, một việc không thể thiếu đó là phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Ví dụ: về một bảng phân tích chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các nhóm trong việc phân tích các doanh nghiệp
Bảng 4.7: Phân tích chỉ tiêu trên báo cáo tài chính CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 % Chiều Dọc % Chiều Ngang 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.645.956.295 9.421.733.533 100% 472,42% HH - DV bán ra chịu thuế suất 10% 1.645.956.295 9.421.733.533 100% 472,42% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0%
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp DV 1.645.956.295 9.421.733.533 100% 472,42% 4. Giá vốn hàng bán 1.584.205.560 9.056.173.334 96,12% 471,65%
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp DV 61.750.735 365.560.199 3,88% 491,99% 6. Doanh thu hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính 26.100.000
- Trong đó: Chi phí lãi vay 26.100.000
8. Chi phí quản lý kinh doanh 42.500.000 337.737.131 3,58% 694,68%
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 19.250.735 1.723.068 0,02% -91,05% 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác - - 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19.250.735 1.723.068 0,02% -91,05% 14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp 5.390.206 482.459 0,01% -91,05% 15. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 13.860.529 1.240.609 0,34% -91,05%
(Nguồn: chi cục thuế Châu Đốc)
Nhìn vào bảng phân tích của cán bộ kiểm tra thuế, ta thấy các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Nhưng trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp là tăng mạnh nhất tăng lên 694,68% làm cho phần lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh giảm gần 92%. Do đó, cán bộ kiểm tra phải lập tờ trình lãnh đạo mời cơ sở
kinh doanh đến trụ sở chi cục thuếđể giải trình những lý do khiến cho chi phí tăng cao như
vậy.
Sau khi kiểm tra, phân tích, cán bộ kiểm tra xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ
sơ thuế theo một trong các trường hợp:
- Đối với hồ sơ khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ và bảo đảm tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận;
- Trường hợp phát hiện trong hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để
hoàn chỉnh hồ sơ.
- Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp. Ví dụ: sau khi phân tích tổng hợp với số liệu của doanh nghiệp Hùng Cường
trong năm 2008 cán bộ kiểm tra có nhận xét về tình hình kinh doanh và kê khai nộp thuế của doanh nghiệp như sau:
- Chỉ tiêu doanh thu: Năm 2008 so năm 2007 tăng 21.20%. - Chỉ tiêu giá vốn: Năm 2008 so năm 2007 tăng 57.57%. - Chỉ tiêu chi phí: Năm 2008 so năm 2007 giảm 8.21%.
- Chỉ tiêu chi phí tài chính năm 2008 so với năm 2007 chưa phát sinh - Chỉ tiêu Lợi nhuận SXKD: Năm 2008 so năm 2007 giảm 66.87%. - Số thuế GTGT phải nộp trong năm: được khấu trừ thuế 143.947.855 đ
- Số thuế GTGT đã nộp trong năm: 332.295 đ. - Số thuế TNDN phải nộp trong năm:5.786.402 đ. - Số thuế TNDN đã nộp trong năm: 54.103.514 đ.
Trong quá trình phân tích thông tin về doanh nghiệp cán bộ kiểm tra phải có những kỹ năng cần thiết về mặt kỹ thuật: sử dụng các kỹ năng của thanh tra để giám sát như
tập hợp và nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng phân tích dữ liệu và các tờ khai, báo cáo tài chính để
“chẩn đoán” ban đầu các rủi ro có thể. Thực tế cho thấy, khi tiến hành kiểm tra để tránh cho là áp đặt thuế, các thành viên của đội thanh tra khi tham gia vào công tác thanh tra, phải liên kết các cơ sở dữ liệu về DN của ngành thuế, cơ sở dữ liệu thông tin chung của cơ quan Thuế với cơ quan Hải quan và Kho bạc Nhà nước và các thông tin từ các bên có liên quan (các Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh), đồng thời tra cứu so sánh với doanh thu, thuế kê khai cùng kỳ năm trước kết hợp với các thông tin nắm được qua công tác quản lý thuế trên địa bàn (số thuế kê khai quá thấp so qui mô kinh doanh và bình quân cùng ngành nghề; DN không có đầu tư xây dựng mới, không có doanh thu kinh doanh xuất khẩu nhưng thuế GTGT âm liên tục nhiều tháng; kê khai tồn kho hàng mua vào lớn không phù hợp với thực tế kho hàng và tình hình luân chuyển thị trường hàng cùng loại ...) đểđánh giá tính đúng và đủ của các tờ khai thuế.
Tuy nhiên trong thực tế cũng có lúc cán bộ kiểm tra thực hiện việc phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu theo cảm tính, theo kinh nghiệm gây ra những sai phạm làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cán bộ thuế và gây tâm lý lo ngại của các cơ sở kinh doanh khi có cán bộ thuế kiểm tra. Và trước sự phản ứng của doanh nghiệp, một số cán bộ thuế do chưa nhận thức đầy đủ và chưa nắm rõ các biện pháp nghiệp vụ cũng như các qui định của Nhà nước nên khi doanh nghiệp khiếu nại đã rất lúng túng, giải thích chính sách không rõ ràng dẫn đến việc khiếu kiện của các doanh nghiệp.
Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuếđược miễn, số tiền thuếđược giảm, số tiền thuếđược hoàn,
Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế Trang 47 cơ quan thuế ra thông báo1 bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/KTTT. Nội dung thông báo phải có các nội dung sau: tên doanh nghiệp và nơi nhận thông báo, nội dung làm việc, thời gian, địa điểm làm việc và những thông tin, tài liệu người nộp thuế cần cung cấp.(Xem phụ lục 1).
Và công việc cuối cùng của công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế là việc lập
biên bản2 ghi nhận những nội dung mà cơ quan thuế và người nộp thuếđã trao đổi với nhau trong biên bản phải có những nội dung sau: đại diện cơ quan thuế, đại diện doanh nghiệp, nội dung làm việc và các tài liệu mà người nộp thuếđã cung cấp cho cơ quan thuế. Biên bản làm việc phải được lập thành 2 bản, cơ quan thuế giữ 1 bản và đại diện doanh nghiệp giữu một bản
Ví dụ: một phần trong biên bản làm việc giữa cơ quan thuế và công ty TNHH Nguyễn Lộc
Nội dung làm việc:
Kiểm tra thuế GTGT năm 2008:
Qua trao đổi, làm việc với đại diện của Công ty TNHH NGUYỄN LỘC kết hợp đối chiếu Hợp đồng kinh tế xây dựng với các chứng từ kế toán công ty cung cấp. Chúng tôi nhận thấy:
Công ty đã khai thiếu doanh thu ở năm 2008.
Lý do: Công ty chỉ kê khai doanh thu cho những công trình hoàn thành, bàn giao
đưa vào sử dụng khi thực tế nhận được tiền thanh toán của chủđầu tư còn những công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa nhận được tiền, công ty chưa kê khai doanh thu cụ thể như sau:
- Tổng số hợp đồng Công ty cung cấp: 14 hợp đồng với tổng trị giá:
29.167.129.000đ (Đã có thuế GTGT) - Trước thuế: 26.515.571.818đ
- Tổng doanh thu Công ty đã kê khai đến tháng 31/01/2009: 16.114.245.362 đ
- Tổng doanh thu Công ty đã kê khai trong tháng 2/2009: 1.506.652.400 đ
- Còn 03 công trình đang xây dựng dở dang với tổng trị giá trước thuế:
7.673.928.636 đ(có biên bản xác nhận của chủđầu tư)
- Tổng doanh thu trước thuế Công ty hạch toán thiếu trong thời gian qui định: 1.357.713.820 đ
Công ty thừa nhận có sự thiếu sót trong hạch toán doanh thu nhưng không cố tình vi phạm, rất mong được sự cứu xét của cơ quan thuế.
1 Phụ lục 1 2 Phụ lục 2
Đánh giá công tác kiểm tra việc kê khai thuế Trang 48 80,0% 93,3% 70,0% 75,0% 80,0% 85,0% 90,0% 95,0% có kiến thức nhất định, am hiểu sâu rộng về chính sách chếđộ, thái độ vui vẻ 90% 10% Đảm bảo đầy đủ Chưa đầy đủ
Để có những đánh giá khách quan hơn về công tác kiểm tra tại trụ sở chi cục thuế, trong quá trình thực tập, đã trao đổi trực tiếp với 15 doanh nghiệp về việc thực hiện công tác kiểm tra thuế tại bàn (tại trụ sở cơ quan thuế). Sau khi được hỏi về việc thực hiện kiểm tra tại bàn có đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo đúng luật quản lý thuế không thì có 90% các doanh nghiệp cho rằng đã đảm bảo đầy đủ.
Biểu đồ 4.6: Đánh giá việc kiểm tra tại bàn
(Nguồn: tự thực hiện)
Qua đánh giá của các đối tượng nộp thuế cho thấy cơ quan quản lý thuế đã thực hiện đúng quy định của Luật quản lý thuế. Và theo luật quản lý thuế nếu trong quá trình kiểm tra mà gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Pháp luật
Khi được hỏi có nhận xét như thế nào về trình độ cũng như là thái độ làm việc của của các cán bộ thuế trong quá trình thực hiện công việc kiểm tra thuế, có 80% đối tượng nộp thuế cho rằng cán bộ thuế có kiến thức nhất định, am hiểu sâu rộng về chính sách chếđộ, 93% doanh nghiệp đều đồng tình với thái độ vui vẻ hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ thuế. Điều này cho thấy cán bộ thuế ngày nay đang từng bước trở thành người bạn đồng hành của người nộp thuế, không còn tình trạng quan liêu hách dịch như trước.
Biểu đồ 4.7: Đánh giá về thái độ và kiến thức của cán bộ thuế
(Nguồn: tự thực hiện)
Nếu công chức thuế gây khó khăn phiền hà cho người nộp thuế, làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế thì tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Tóm lại: qua công tác kiểm tra, giám sát tại cơ quan thuế đã phát hiện và xử lý nhiều đơn vị có hành vi gian lận thuế như: bán hàng không viết hoá đơn, kê khai sai thuế suất, chậm kê khai thuế đầu ra đối với các công trình xây dựng đã kê khai đến ngày hoàn thành nhưng doanh nghiệp không thực hiện viết hoá đơn, không khai báo doanh thu, gian lận các nội dung kinh tế trên hoá đơn, hạch toán chi phí không đúng chếđộ quy định .v.v...
Qua công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế, công tác xác minh hoá đơn tại cơ
quan thuế, đã phát hiện nhiều vi phạm trong quá trình lập và gửi hồ sơ, đã tiến hành thông báo, mời doanh nghiệp lên giải trình, bổ sung, làm rõ. Từđó đã từng bước hoàn thiện các thủ
tục, hồ sơ khai thuế theo chếđộ quy định. Cũng qua công tác kiểm tra, giám sát tại cơ quan thuếđã phát hiện được các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động SXKD, căn cứ các dấu hiệu vi phạm đã tiến hành kiểm tra đột xuất và đã tiến hành xử lý truy thu thuế đối với nhiều doanh nghiệp, tăng thu cho ngân sách Nhà nước
Đặc biệt qua công tác kiểm tra, giám sát đã từng bước đưa việc đăng ký, kê khai thuế của người nộp thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, đã giúp các đơn vị doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các quy định về đăng ký, kê khai thuế, từđó tạo nên sự thống nhất