Giai đoạn từ 1994 đến 1997

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước- điều kiện tất yếu để việt nam gia nhập WTO (Trang 34 - 37)

Mục tiêu đổi mới DNNN ở giai đoạn này là tiếp tục sắp xếp tổng thể để hình thành một hệ thống DNNN, đồng thời thực hiện một bước tập trung hĩa bằng việc thành lập các TCT lớn và vừa. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Luật DNNN được Quốc hội thơng qua (ngày 20-4-1995) đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong việc tạo lập khung pháp lý cho DNNN, cho việc triển khai nội dung đổi mới DNNN.

i) Về sắp xếp lại DNNN :

Theo Quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước thực hiện một bước việc sắp xếp lại DNNN, thành lập các TCT 90, TCT 91; xĩa bỏ các LHXN, các TCT cĩ tính chất hành chính trung gian.

Ngồi ra, sau khi từng DNNN đã được xem xét thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT, để hướng dẫn các Bộ, ngành ở trung ương và các tỉnh, thành phố xây dựng phương án tổng thể tiếp tục sắp xếp DNNN phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và triển khai thực hiện Luật DNNN, ngày 25-8-1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 500/TTg “Về việc khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại DNNN”. Việc tổ chức, sắp xếp lại DNNN theo Chỉ thị này nhằm hướng các DNNN đi vào hoạt động theo Luật DNNN, kết hợp với việc xĩa bỏ dần chế độ Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, từng bước khắc phục tình trạng cĩ

nhiều DNNN hoạt động cùng ngành nghề trên cùng địa bàn nhưng lại do nhiều Bộ, ngành, địa phương quản lí.

Đối với các DNNN đã được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT đang làm ăn cĩ hiệu quả và phù hợp với quy hoạch, thì khơng phải làm thủ tục thành lập lại. Đối với các DNNN tuy đã được thành lập lại theo Nghị định số 388/HĐBT nhưng hiệu quả thấp, quy mơ nhỏ thì cĩ thể tổ chức lại thơng qua việc hợp nhất hoặc sáp nhập để làm ăn cĩ hiệu quả hơn hoặc thành lập các DNNN lớn cĩ HĐQT. DNNN của địa phương cĩ thể là thành viên của các TCT NN. DNNN thuộc Trung ương quản lí cĩ thể chuyển cho địa phương để sắp xếp lại theo địa bàn lãnh thổ. Yêu cầu của Chỉ thị là phải phân rõ DNNN hoạt động cơng ích và DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để triển khai việc thi hành Luật DNNN, ngày 28-8-1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 50/CP về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản DNNN và sau đĩ, ngày 28-4-1997 là Nghị định 38/CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 50/CP

Các nghị định trên đã quy định những ngành, lĩnh vực được ưu tiên xem xét khi thành lập DNNN. Đĩ là những ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động mà ở đĩ DNNN phải cĩ mặt để điều tiết, hướng dẫn, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời, các nghị định cũng quy định vốn điều lệ tại thời điểm thành lập khơng thấp hơn mức vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh.

Về cổ phần hĩa, trong giai đoạn này, trên cơ sơ đánh giá kết quả triển khai thí điểm CPH trong giai đoạn trước, ngày 7-5-1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP về chuyển một số DNNN thành cơng ty cổ phần. Đây là văn bản pháp lí đầu tiên quy định một cách tương đối đồng bộ về các chính sách đối với DNNN đã được cổ phần hĩa. Nghị định này đã xác định rõ mục tiêu, đối tượng

thực hiện CPH, qui định cụ thể nguyên tắc xác định giá trị DN, chế độ ưu đãi đối với DN và người lao động trong DN chuyển thành cơng ty cổ phần, tổ chức bộ máy giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơng tác CPH DNNN, giao nhiệm vụ cho các Bộ, các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơng tác này. Theo Nghị định 28/CP, đã cĩ 25 DNNN chuyển thành cơng ty cổ phần.

ii)Về cơ chế quản lý :

Luật DNNN được Quốc hội thơng qua ngày 20-4-1995 đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong việc tạo lập khung pháp lí cho DNNN và nội dung đổi mới DNNN. Việc ban hành Luật DNNN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lí tổng quát để giải quyết và khẳng định nhiều vấn đề cĩ liên quan trong quan hệ giữa DNNN với Nhà nước; khái niệm về DNNN; phân định rõ DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động cơng ích; xác định quyền tự chủ của DNNN, nghĩa vụ của DNNN đối với Nhà nước; định hướng phát triển khu vực DNNN; phân định quyền của cơ quan quản lí Nhà nước và quyền của DNNN.

Từ khi cĩ luật DNNN, Bộ Tài chính được giao quyền và chịu trách nhiệm quản lí tài sản Nhà nước tại DNNN.

Chủ trương thành lập các TCT NN cĩ quy mơ quốc gia khơng trực thuộc các bộ, ngành chủ quản cũng nhằm thực hiện việc xĩa bỏ dần chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản của Nhà nước đối với DNNN.

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước- điều kiện tất yếu để việt nam gia nhập WTO (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)