Mô hình servqual về 5 khoảng cách của chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN NGỌC KHÁNH HOTEL (Trang 32 - 35)

sạn

Mô hình 1.2.5.1: Mô hình Servqual về năm khoảng cách của chất lượng dịch vụ khách sạn Gap 5 Gap 5 Gap 4 Gap 1 Gap 3 Gap 2

Nguồn: Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn, trang 240.

Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ khách sạn nói riêng, chúng ta khó có thể đo lường chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí định

Giới thiệu của

bạn bè họ hàng Nhu cầu mong muốn của Khách Kinh nghiệm tiêu dùng sản phẩm Chất lượng dịch vụ Khách Sạn được Khách hàng mong đợi Chất lượng dịch vụ Khách Sạn thực tế được Khách hàng cảm nhận Chất lượng dịch vụ thực tế Khách Sạn cung cấp cho Khách hàng dịch Chuyển hóa từ nhận thức của

người quản lý thành tiêu chuẩn vụ Nhận thức của người quản lý Khách

Sạn về mong đợi của Khách hàng

Thông tin quảng cáo, lời hứa của Khách Sạn với Khách

lượng bởi những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm dịch vụ khách sạn như tính vô hình, tính không đồng nhất, sản xuất cà tiêu dùng đồng thời…

Ông Parasuraman đã đưa ra một cách tiếp cận mới-mô hình Servqual để đo lường chất lượng dịch vụ một cách gián tiế.

Trọng tâm của mô hình này là khoảng cách hay sự chệnh lệch (Gap) giữa sự mong đợi của khách hàng và sự cảm nhận của họ về dịch vụ. Dựa trên sự chênh lệch này, khách hàng sẽ có cảm giác hài lòng hay không hài lòng về dịch vụ mà họ nhận được.

Theo mô hình Servqual, chất lượng dịch vụ dựa trên khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và sự cảm nhận thực tế khách hàng nhận được sau khi tiêu dùng sản phẩm. Khoảng cách này thể hiện trên Gap 5 của mô hình, là khoảng cách giữa sự mong đợi và sự cảm nhận của khách về chất lượng dịch vụ khách sạn.

Mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là xóa bỏ hoặc ít nhất là thu hẹp khoảng cách này đến mức nhỏ nhất có thể. Trong mô hình Servqual, biện pháp này được thể hiện ở những lỗ lực để xóa bỏ thu hẹp các khoảng cách 1, 2, 3 và 4. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp khách sạn giảm bớt khoảng cách 5 (Gap 5).

Bốn khoảng cách đó là:

 Khoảng cách 1: là khoảng cách giữa sự mong đợi thật sự của khách hàng và nhận thức của nhà quản lý khách sạn về điều đó

 Khoảng cách 2: là khoảng cách giữa sự hiểu biết của nhà quản lý khách sạn về những gì khách hàng mong chờ với việc chuyển hóa chúng vào trong các tiêu chuẩn của dịch vụ.

 Khoảng cách 3: là khoảng cách giữa các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ được thiết lập của doanh nghiệp khách sạn với chất lượng dịch vụ thực tế khách sạn cung cấp ra thị trường.

 Khoảng cách 4: là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ được cung cấp với những thông tin, quảng cáo hay lời hứa mà doanh nghiệp khách sạn đem đến cho khách hàng.

 Khoảng cách 5: Khoảng cách giữa mức độ cảm nhận của khách hàng sau khi tiêu dùng dịch vụ với mong đợi của khách hàng trước

khi tiêu dùng dịch vụ. Quy mô của khoảng cách này phụ thuộc rất nhiều vào 4 khoảng cách trên. Để biết được mức độ của khoảng cách này các doanh nghiệp thường thiết kế các bảng hỏi để thăm dò ý kiến khách hàng. Tóm lại, việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện 5 loại khoảng cách trên sẽ giúp cho chúng ta xây dựng một chương trình quản lý và kiểm tra chất lượng một cách hiệu quả.

1.2.5.2.Quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú Khách Sạn

Để quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú, các khách sạn luôn phải không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đang có để vượt trội đối thủ cạnh tranh và đảm bảo giữ vững thương hiệu của doanh nghiệp đã được khẳng định trên thị trường. Các bước để quản lý chất lượng dịch vụ được thể hiện ở sơ đồ dưới:

Chất lượng dịch vụ Khách Sạn muốn đạt tới

Hoàn

Thiện

Liên Tục

Chất lượng dịch vụ hiện tại của Khách Sạn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN NGỌC KHÁNH HOTEL (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w