Đối với ngân hàng Mỹ Xuyên

Một phần của tài liệu 218205 (Trang 67 - 70)

¾ Đối với hoạt động chung của NH

- Thứ nhất, hiện đại hóa công nghệ NH.

Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ NH phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro,…đảm bảo tập trung, hiệu quả, nhanh chóng, bảo mật cho NH, KH và cho nền kinh tế.

Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn hóa trình độ công nghệ thông tin cho nhân viên NH để khai thác hiệu quả các thông tin và tác nghiệp tốt, tăng hiệu quả làm việc và chất lượng phục vụ KH.

- Thứ hai, sử dụng và phát triển hiệu quả nguồn nhân lực.

NH có thể ký kết với các cơ sở đào tạo như Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Trường Đại học Kinh tế TPHCM và các tổ chức đào tạo nước ngoài, các NH nước ngoài cùng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thường xuyên. Bởi yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NH.

Có chiến lược tuyển dụng, thu hút và phát triển nguồn nhân lực giỏi cho NH bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ NH gắn liền với chính sách thu nhập ưu đãi và cạnh tranh; tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, có chính sách sử dụng và khuyến khích thỏa đáng nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại các NH.

- Thứ ba, đa dạng hóa và hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có.

Đối với các dịch vụ truyền thống, NH cần phải duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ để khai thác hết tiềm năng theo hướng hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm

bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm việc sao cho dễ tiếp cận và hấp dẫn KH. Nếu NH đưa ra các dịch vụ tốt và đa dạng hơn thường có lợi thế so với các NH có dịch vụ giới hạn. Một số khách hàng bị lôi cuốn vào một NH có các phòng ban cho vay được chuyên môn hoá, một phòng ký thác an toàn và tiện nghi hoặc một phòng uỷ thác đã từng biết tiếng. Các hãng kinh doanh có thể chọn một ngân hàng do các dịch vụ ký thác ngoài giờ vẫn làm việc, phòng đối ngoại và các liện hệ với ngân hàng đại lý của nó. Người nông dân có thể bị thu hút về một NH có những nhân vật đại diện nổi tiếng về lĩnh vực nông nghiệp, được đào tạo một cách có hệ thống về lĩnh vực chuyên môn và sẵn sàng cho nông dân các lời khuyên về vấn đề tài chính, thị trường, và cả các lời khuyên về lĩnh vực sản xuất mà họ đang cần.

- Thứ tư, nâng cao khả năng liên kết với các tổ chức khác.

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hiện đại hóa công nghệ và mở rộng dịch vụ NH.

NH cần liên kết với các công ty tin học để sử dụng thế mạnh của các công ty chuyên về công nghệ thông tin để tận dụng các tính năng của tin học trong việc xây dựng và phát triển các phần mềm, khả năng bảo mật thông tin, cũng như bảo trì, bảo hành các thiết bị máy tính, mạng và tăng tốc độ đường truyền để hoạt động kinh doanh của NH ngày càng hiệu quả.

- Thứ năm, xây dựng cơ sở làm việc sao cho đồng nhất về kiểu dáng, trang

nhã để tạo tâm lý gần gủi với KH. Trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ trong quá trình hoạt

động nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, không gây phiền lòng cho KH khi đến

giao dịch.

- Thứ sáu, NH tiếp tục tăng vốn điều lệ để tăng cường năng lực tài chính,

nâng cao khả năng cạnh tranh với các NH, các TCTD khác trên địa bàn trong và ngoài tỉnh An Giang.

¾ Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng

- Mở rộng tín dụng có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất hợp lý, xử lý các vướng mắc về trả nợ vay và tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tổ chức, cá nhân. Rà soát và sửa đổi cho phù hợp thực tiễn về các cơ chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay..., tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng giúp nâng cao lợi nhuận trong tương lai bằng cách triển khai những sản phẩm và dịch vụ mới, xâm nhập những thị trường mới và đa dạnh hoá hơn những thị trường và dịch vụ mới bằng cách nắm những sản phẩm gì có thể bán ra thị trường, những sản phẩm gì

NH đang có và cả những sản phẩm gì NH chưa có nhưng có khả năng làm được để có

thể tham gia vào thị trường.

- Số KH vay tiêu dùng rất lớn, không ít trường hợp người vay không trả được nợ vì những lý do như gặp thiên tai, bệnh tật hoặc nghỉ việc. Vì thế, để tránh những rủi ro bất khả kháng NH nên mua bảo hiểm đối với các khoản vay có rủi ro cao.

- NH nên kết hợp với ban lãnh đạo, công đoàn các cơ quan, các doanh nghiệp để có thông tin qua lại về hoạt động của người vay, qua đó quản lý chặt chẽ tình hình thanh toán nợ của KH.

- Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; thực hiện giám sát diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề; đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như của toàn bộ danh mục tín dụng đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tại các tổ tín dụng, thậm chí nội bộ chi nhánh nên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo, thực tế việc tổ chức kiểm tra chéo đã cho kết quả tích cực.

- Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố góp phần giúp cho NH ra quyết định có cho vay hoặc đầu tư hay không. Các thông tin từ phía KH cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy CBTD không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay.

Tài liu tham kho ---oo·---

1. PGS-TS. Phan Thị Cúc. 2008. Giáo trình tín dụng ngân hàng. TPHCM: NXB Thống Kê.

2. GS-TS. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. TPHCM: NXB Thống Kê.

3. PGS-TS. Mai Văn Bạn. 2008. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TPHCM: NXB Thống Kê.

4. GS-TS Lê Văn Tư. 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài Chính.

5. TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Văn Thanh, PGS-TS Đinh Văn Sơn. 2003. Tiền tệ và ngân hàng. TPHCM: NXB Thống Kê.

6. Học viện tài chính. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXBTài Chính.

7. EDWard W.Reed PH.D, EDWard K.Gill PH.D. 2004. Ngân hàng thương mại. TPHCM: NXB Thống Kê.

8. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. TPHCM: NXB Thống Kê. 9. PGS-TS Nuyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền tệ ngân hàng. TPHCM: NXB Thống Kê. 10.Huỳnh Minh Trung. 2008. Phân tích hoạt động TDTD tại NHTMCP Mỹ Xuyên. Chuyên đề tốt nghiệp. Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế-QTKD, Đại học An giang.

11.Nguyễn Thị Ngọc Mai. 2008. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Mỹ Xuyên. Khóa luận tốt nghiệp. Cử nhân Kinh tế đối ngoại. Khoa Kinh tế-QTKD, Đại học An giang.

12.Phạm Thị Thúy An. 2008. Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp của NHTMCP Mỹ Xuyên. Khóa luận tốt nghiệp. Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế-QTKD, Đại học An giang.

13.Văn phòng Chính phủ. 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước. Hà Nội.

14.Văn phòng Chính phủ. 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/20005 của Ngân hàng Nhà nước. Hà Nội.

15.Võ Thịnh. 2009. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông Tỉnh Hòa Bình góp phần đắc lực phát triển kinh tế địa phương. Tạp chí ngân hàng số 3 tháng 2-2009.

16.ThS. Đàm Hồng Phương. 2009. Một Số giái pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phấn trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí ngân hàng số 3 tháng 2-2009.

17.Website, các báo cáo và tài liệu do ngân hàng Mỹ Xuyên cung cấp. 18.Các website và thông tin khác có liên quan.

Một phần của tài liệu 218205 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)