Ảnh hưởng của lượng bón lân đến sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách (Trang 48 - 53)

xanh và xà lách

3.4.2.1. Ảnh hưởng của lân đối với tích luỹ đồng trong rau cải xanh và xà lách

Để đánh giá ảnh hưởng của lân đến sự tích luỹ đồng trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón đồng là 100ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 16.

Bảng 16. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến tích luỹ đồng trong rau cải xanh và xà lách

Công thức Lượng bón lân (gP2O5/chậu)

Hàm lượng Cu tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT2 0 5,21 3,33 CT4 0,3 5,23 3,19 CT5 0,45 4,96 2,50 CT6 0,6 7,15 1,52

Kết quả phân tích bảng 16 cho thấy:

- Rau cải xanh: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu (CT4) thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau cải xanh là 5,23 mg/kg, tăng hơn so với CT2 là 0,02 mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu (CT5)thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 4,96mg/kg, giảm so với CT2 là 0,25mg/kg, với mức bón này thì sự tích luỹ đồng trong rau ở mức thấp nhất; với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu (CT6) thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 7,15mg/kg, tăng so với CT2 là 1,94mg/kg.

- Rau xà lách: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau xà lách là 3,19 mg/kg, tăng hơn so với CT2 là 0,02 mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 4,96mg/kg, giảm so với CT2 là 0,25mg/kg, với mức bón này thì sự tích luỹ đồng trong rau ở mức thấp nhất; với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng đồng tích luỹ trong rau là 7,15mg/kg, tăng so với CT2 là 1,94mg/kg.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của lân đối với sự tích luỹ chì trong rau cải xanh và xà lách

Để đánh giá ảnh hưởng của lân đến sự tích luỹ chì trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón chì là 100ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 17.

Bảng 17. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến tích luỹ chì trong rau cải xanh và xà lách

Công thức Lượng bón lân (gP2O5/chậu)

Hàm lượng Pb tích luỹ trong rau (mg/kg) Cải xanh Xà lách CT2 0 2,91 0,30 CT4 0,3 1,99 0,06 CT5 0,45 1,76 0.02 CT6 0,6 2,10 0,12

Kết quả phân tích bảng 17 cho thấy:

- Rau cải xanh: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau cải xanh là 1,99mg/kg, giảm so với CT2 là 0,92mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 1,76 mg/kg, giảm so với CT2 là 1,15 mg/kg , với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 2,10mg/kg, giảm so với CT2 là 0,81mg/kg.

- Rau xà lách: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau xà lách là 0,06 mg/kg, giảm so với CT2 là 0,24mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 0,02 mg/kg, giảm so với CT2 là 0,28 mg/kg , với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng chì tích luỹ trong rau là 0,12mg/kg, tăng so với CT2 là 0,18mg/kg.

Như vậy, việc bón phân photphat đã tác động đến sự tích luỹ của chì trong rau. Kết quả thí nghiệm và phân tích số liệu cho thấy việc bón phân superphotphat đã làm giảm đáng kể hàm lượng chì động trong đất. Do đó làm giảm sự hút thu và tích luỹ chì trong rau. Nhìn chung khi bón phân superphotphat đã làm giảm sự tích luỹ chì trong rau nhưng với mức bón 0,45g P2O5/chậu (CT5) có tác dụng giảm sự tích luỹ nhiều nhất (giảm 1,15mg/kg và 0,28mg/kg so với CT2 ở rau cải xanh và xà lách).

3.4.2.3. Ảnh hưởng của lân đối với sự tích luỹ kẽm trong rau cải xanh và xà lách

Để đánh giá ảnh hưởng của lân đến sự tích luỹ kẽm trong rau nghiên cứu đã sử dụng những lượng bón lân khác nhau trên nền bón kẽm là 300ppm. Kết quả được trình bày ở bảng 18.

Bảng 18. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến tích luỹ kẽm trong rau cải xanh và xà lách

Công thức Lượng bón lân (gP2O5/chậu)

Hàm lượng Zn tích luỹ trong rau (mg/kg)

CT3 0 22,82 9,76

CT6 0,3 18,64 8,76

CT7 0,45 21,80 8,68

CT8 0,6 33,10 5,61

Kết quả phân tích bảng 18 cho thấy:

- Rau cải xanh: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau cải xanh là 18,64mg/kg, giảm so với CT2 là 4,18mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 21,80 mg/kg, giảm so với CT2 là 1,02 mg/kg, với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 33,10mg/kg, tăng hơn so với CT2 là 10,28mg/kg.

- Rau xà lách: với mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau xà lách là 8,76 mg/kg, giảm so với CT2 là 1mg/kg; với mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 8,68 mg/kg, giảm so với CT2 là 1,08 mg/kg , với mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong rau là 5,61mg/kg, giảm so với CT2 là 4,15mg/kg.

Như vậy đối với rau xà lách khi hàm lượng bón lân tăng lên thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong cây giảm xuống nhưng mức bón 0,6g P2O5/chậu có tác dụng tốt hơn hai mức bón 0,3mg/chậu và 0,45mg/chậu. Còn đối với rau cải khi hàm lượng bón lân tăng lên thì hàm lượng kẽm tích luỹ trong cây cũng tăng lên. Tuy nhiên so với CT2 thì việc bón lân có tác dụng làm giảm hàm lượng tích luỹ kẽm trong cây thì hai mức bón 0,3mg/chậu và 0,45mg/chậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w