Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh và xà lách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách (Trang 35 - 42)

3.3.1.1. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh

Rau cải là loại rau ăn lá nên yếu tố đặc trưng cho tốc độ sinh trưởng của cây được thể hiện qua chiều cao và năng suất.

Những ảnh hưởng của đất ô nhiễm Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh trong thí nghiệm được trình bày trong bảng 10.

Công thức Cu Pb Zn Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) CT0 19,5 70,27 19,5 70,27 19,5 70,27 CT1 15 55,94 14,7 36,95 12,5 36,81 CT2 14,7 50,03 13,4 34,69 15,9 59,01 CT3 12,5 33,09 11 30,96 19,7 75,73 CT4 16,7 64,09 CT5 15,5 43,84

Số liệu bảng 10 cho thấy:

- Nguyên tố Cu: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, chiều cao trung bình (CCTB) của cây là 15cm, năng suất đạt 55,94g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 14,7cm, năng suất đạt 50,03g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 12,5cm, năng suất đạt 33,09g/chậu.

- Nguyên tố Pb: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, CCTB của cây là 14,7cm, năng suất đạt 36,95g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 13,4cm, năng suất đạt 34,69g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 11cm, năng suất đạt 30,96g/chậu.

- Nguyên tố Zn: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 12,5cm, năng suất đạt 36,81g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 15,9cm, năng suất đạt 59,01g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 300ppm, CCTB của cây là 19,7cm, năng suất đạt 75,73g/chậu; ở CT4 với hàm lượng gây nhiễm 400ppm, CCTB của cây là 16,75cm, năng suất đạt

64,09g/chậu; ở CT5 với hàm lượng gây nhiễm 500ppm, CCTB của cây là 15,5cm, năng suất đạt 43,84g/chậu.

Như vậy ở mỗi hàm lượng gây nhiễm các nguyên tố Cu, Pb, Zn khác nhau thì sự ảnh hưởng đến chiều cao và năng suất của cây cải xanh có sự khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này qua sự biểu diễn ở hình 1,2,3.

Nhìn vào hình 1 ta có nhận xét: khi hàm lượng bón đồng vào đất tăng lên thì chiều cao và năng suất cây giảm đi. Ở CT0 (công thức đối chứng) chiều cao và năng suất cây đạt cao nhất với 19,5cm và 70,27g/chậu, sau đó giảm dần từ CT1 (15cm và 55,94g/chậu), CT2 (14,7cm và 50,03g/chậu) và thấp nhất ở CT3 với 12,5cm và 33.09g/chậu. Sự ảnh hưởng của hàm lượng bón đồng còn biểu hiện thông qua hình thái bên ngoài của cây. Ở CT0 chiều cao và năng suất đạt cao nhất thì các cây mọc đều, thân to, lá xanh còn ở CT3 với mức bón 200ppm thì cây còi cọc, thân và lá nhỏ.

Từ phân tích số liệu bảng 10 và hình 2 có thể nói lượng bón chì có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của rau cải xanh, khi lượng chì bón vào đất tăng lên thì năng suất và chiều cao của cây giảm. Điều này chứng tỏ tác động của chì đến rau cải xanh là rất lớn, chì không chỉ làm giảm chiều cao và năng suất cây mà còn có những biểu hiện thông qua hình thái bên ngoài của cây, nhất là ở mức bón 200ppm cây chậm phát triển, lá nhỏ và có màu xanh đậm.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của cây xà lách

Xà lách là một trong những cây rau ăn lá được ưa thích của người dân. Đây là loại rau ăn sống được ưa chuộng, có thời gian sinh trưởng ngắn và được trồng phổ biến.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của cây xà lách được trình bày ở bảng 11.

Bảng 11. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của cây xà lách Công thức Cu Pb Zn Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) Chiều cao (cm) Năng suất (g/chậu) CT0 11,35 93,75 11,35 93,75 11,35 93,75 CT1 12,04 71,70 9,95 21,73 11,95 96,35 CT2 9,64 38,07 8,92 18,49 12,65 121,96 CT3 6,87 26,70 6,67 11,14 13,01 148,64

CT4 10,1 0

74,52

CT5 9,40 65,04

Số liệu bảng 11 cho thấy:

- Nguyên tố Cu: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, CCTB của cây là 12,04 cm, năng suất đạt 71,70g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 9,64cm, năng suất đạt 38,07g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 6,87cm, năng suất đạt 26,70g/chậu.

- Nguyên tố Pb: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 50ppm, CCTB của cây là 9,95cm, năng suất đạt 21,73g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 8,92cm, năng suất đạt 18,49g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 6,67cm, năng suất đạt 11,14g/chậu.

- Nguyên tố Zn: ở CT1 với hàm lượng gây nhiễm 100ppm, CCTB của cây là 11,95cm, năng suất đạt 96,35g/chậu; ở CT2 với hàm lượng gây nhiễm 200ppm, CCTB của cây là 12,65cm, năng suất đạt 121,96g/chậu; ở CT3 với hàm lượng gây nhiễm 300ppm, CCTB của cây là 13,01cm, năng suất đạt 148,64g/chậu; ở CT4 với hàm lượng gây nhiễm 400ppm, CCTB của cây là 10,10cm, năng suất đạt 74,52g/chậu; ở CT5 với hàm lượng gây nhiễm 500ppm, CCTB của cây là 9,40cm, năng suất đạt 65,04g/chậu.

Với mỗi hàm lượng gây nhiễm khác nhau thì chiều cao và năng suất của cây ở các công thức thu được cũng khác nhau. (Hình 4,5,6)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w