Vai trò của lân đối với năng suất của rau cải xanh và xà lách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách (Trang 46 - 48)

Lân là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng thứ hai sau nitơ đối với cây trồng, do vậy việc bón lân là việc không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo năng suất.

Từ các kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm bón lân cho thấy lân có tác động đến năng suất của rau cải xanh và xà lách.

Bảng 15. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến năng suất rau cải xanh và xà lách Công thức Lượng lân

bón Cải xanh Xà lách Năng suất (g/chậu) % năng suất Năng suất (g/chậu) % năng suất

CT2 0 50,03 100 38,07 100

CT4 0,3 53,13 106 81,65 214

CT5 0.45 48,47 97 80,26 211

CT6 0,6 40,00 80 38,02 99,7

Kết quả ở bảng 15 cho thấy:

Ở CT4 mức bón lân là 0,3g P2O5/chậu thì năng suất của rau cải tăng lên 106% tương ứng 53,13g/chậu, năng suất xà lách tăng lên 214% tương ứng 81,65g/chậu so với CT2 (không bón lân).

Ở CT5 mức bón lân là 0,45g P2O5/chậu thì năng suất của rau cải giảm xuống còn 97% tương ứng 53,13g/chậu, năng suất xà lách tăng lên 211% tương ứng 80,26g/chậu so với CT2 (không bón lân).

Ở CT6 mức bón lân là 0,6g P2O5/chậu thì năng suất của rau cải giảm xuống còn 80% tương ứng 40g/chậu, năng suất xà lách giảm xuống còn 99,7% tương ứng 38,02g/chậu so với CT2 (không bón lân).

Như vậy, khi lượng bón lân khác nhau thì đều ảnh hưởng đến năng suất của rau. Tuy nhiên không phải hoàn toàn là ảnh hưởng tích cực. Số liệu bảng 15 cho ta nhận xét: đối với rau cải xanh và xà lách thì công thức bón lân thích hợp, cho năng suất cao nhất (53,13g/chậu và 81,65g/chậu) là CT4 với lượng bón lân là 0,3g P2O5/chậu. Kết quả này được thể hiện rõ ở hình 10.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w