Phân tích nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
+ Định nghĩa: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ Cách thực hiện: Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau:
- Bước 1: xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Đối tượng phân tích được xác định là:
Q = Q1 – Q0
- Bước 2: thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất chất sắp sau.
Giả sử có 4 nhân tố: a,b,c,d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất.
Kỳ phân tích: Q = a1 x b1 x c1 x d1
Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0
- Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
Thế lần 1: a1 x b0 x c0 x d0
Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0
Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0
Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1
- Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi. Các lần thay thế hình thành mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích Q.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a = a1 x b0 x c0 x d0 - a0 x b0 x c0 x d0
Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b = a1 x b1 x c0 x d0 - a1 x b0 x c0 x d0
Ảnh hưởng bởi nhân tố c : c = a1 x b1 x c1 x d0 - a1 x b1 x c0 x d0
Ảnh hưởng bởi nhân tố d: d = a1 x b1 x c1 x d1 - a1 x b1 x c1 x d0
Tổng hợp nhân tố: a + b + c + d = a1 x b1 x c1 x d1 – a0 x b0 x c0 x d0
Hay: Q = Q1 – Q0
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG