TÌNH HÌNH DƯ NỢ

Một phần của tài liệu 225103 (Trang 59)

3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay

4.4 TÌNH HÌNH DƯ NỢ

Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu, đồng thời cũng chính là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Tổng dư nợ tại Ngân hàng là khoản nợ còn trong thời hạn cho vay hoặc được gia hạn nợ. Số dư nợ của loại này càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào và vai trò cung cấp vốn của Ngân hàng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh càng cao.Tuy nhiên tổng dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạng dư nợ mà Ngân hàng cần phải hạn chế ở mức thấp nhất

Hình 8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007)

4.4.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp (xem bảng 9 trang 47 )

+ Dư nợ trồng trọt: dư nợ trồng trọt tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất mỗi năm, năm 2005 dư nợ đạt 45.774 triệu đồng chiếm 70,72% trong tổng dư nợ, năm 2006 dư nợ tăng 3.765 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ đã tăng đến 51.791 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, nông dân đầu tư mạnh vào sản xuất. Mặc khác giá cả nông sản tăng nên giá cây giống cũng tăng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng liên tục... nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều.

+ Dư nợ chăn nuôi: có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn ủng hộ người dân làm cho nông dân phấn khởi làm ăn, mở rộng quy mô. Từ đó làm cho dư nợ ngành chăn nuôi tăng lên hàng năm, năm 2005 dư nợ đạt 5.000 triệu đồng, năm 2006 tăng 500 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007, dư nợ đạt 6000 triệu đồng. Dư nợ tăng nhưng chỉ với tốc độ khoảng 9% - 10% mỗi năm đó là do nông dân làm ăn có hiệu quả mặc dù mở rộng quy mô chăn nuôi cần thêm nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng nhưng bản thân họ cũng đã có một số vốn nhất định từ lợi nhuận của kết quả chăn nuôi lần trước nên chỉ vay vốn từ Ngân hàng một phần. Dư nợ tăng còn do chủ trương của Huyện khuyến khích những hộ chăn nuôi có hiệu quả mở rộng quy mô cộng thêm vào đó là thị trường tiêu thụ của ngành chăn nuôi rất khả quan nên Ngân hàng mạnh dạn mở rộng đầu tư cho ngành chăn nuôi.

+ Dư nợ kinh doanh: tăng với tốc độ đáng kể, năm 2005 mới chỉ đạt 13.957 triệu đồng, năm 2006 tăng 10.356 triệu đồng tức 74,20% so với năm 2005. Đến năm 2007 dư nợ kinh doanh đã đạt đến 36.474 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ tăng nhanh như vậy là do hộ kinh doanh đã có nhiều phương án mở rộng sản xuất và được Ngân hàng đầu tư cho vay.

Bảng 9: DƯ NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT QUA BA NĂM(2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu SốNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 45.774 70,72 49.539 64,43 51.791 54,94 3.765 8,23 2.252 4,55 Chăn nuôi 5.000 7,72 5.500 6,93 6.000 6,37 500 10,00 500 9,09 Kinh doanh 13.957 21,56 24.313 3.064 36.474 38,69 10.356 74,20 12.161 50,02 Tổng cộng 64.731 100,00 79.352 100,00 94.265 100,00 14.621 22,59 14.913 18,79

4.4.2 Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Bảng 10: DƯ NỢ TRUNG HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

Đối tượng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) Trồng trọt 3.471 67,35 3.985 70,16 5.249 62,28 514 14,81 1.264 31,72 Chăn nuôi 1.683 32,65 1.695 29,84 3.179 37,72 12 0,71 1.484 87,55 Tổng cộng 5.154 100 5.680 100 8.428 100 526 10,21 2.748 48,38

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2005 dư nợ đạt 5.154 triệu đồng, trong đó dư nợ trồng trọt chiếm 67,35%, còn lại là dư nợ chăn nuôi. Năm 2006, cả dư nợ trồng trọt và chăn nuôi đều tăng đưa tổng dư nợ năm 2006 đạt 5.680 triệu đồng tăng 10,21% so với năm 2005. Đến năm 2007 tình hình dư nợ tiếp tục tăng, tổng dư nợ đạt 8.428 triệu đồng, tăng 48,38% so với năm 2006. Mặc dù dư nợ tăng qua các năm nhưng ta thấy rằng nó vẫn còn thấp. Nguyên nhân tình hình dư nợ còn ở mức thấp là do doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay hộ sản xuất. Mặc khác giá cả sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao nên tạo điều kiện cho người dân trả nợ Ngân hàng dễ dàng cộng thêm vào đó là lãi xuất vay trung hạn cao hơn ngắn hạn nên người dân còn e dè khi vay.

4.5 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN

Nợ quá hạn là hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên ta khó có thể triệt tiêu hết được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng vay vốn đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng ngắn hạn hộ sản xuất trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng, ta tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong ba năm qua:

Hình 9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007)

Qua số liệu thể hiện trên biểu đồ cho thấy, nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng đều giảm dần qua các năm. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng một cách rõ rệt. Ta thấy dư nợ qua các năm đều tăng nhưng nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp và giảm dần qua các năm. Cụ thể số liệu phản ánh qua các năm:

- Năm 2005 nợ quá hạn 3.480 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,98% trong tổng dư nợ hộ sản xuất.

- Năm 2006 nợ quá hạn 3.363 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,95% trong tổng dư nợ hộ sản xuất, giảm tuyệt đối so với năm 2005 là 117 triệu đồng.

- Năm 2007 nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 3.144 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,06% trong tổng dư nợ hộ sản xuất, giảm tuyệt đối so với năm 2006 là 219 triệu đồng.

4.5.1 Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn các năm giảm đi đáng kể. Năm 2005, nợ quá hạn là 2.466 triệu đồng. Năm 2006, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất là 2.323 triệu đồng giảm đi 143 triệu đồng tương đương giảm 5,8% so với năm 2005. Năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất tiếp tục giảm xuống còn 2.233 triệu đồng giảm đi 3,87% và giảm số tuyệt đối là 90 triệu đồng so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm đều ở tấc cả các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Ở năm 2006 nợ quá hạn có tăng lên chút ít ở ngành kinh doanh nhưng không đáng kể. Kết quả này có được là do những năm qua giá cả nông sản cũng tương đối cao nên hoạt động sản

xuất có hiệu quả, hộ kinh doanh thì làm ăn có lời cao, hộ vay trả nợ rất đúng hạn. Mặc khác, kết quả này có được là do sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc thẩm định hộ cho vay, điều tra khách hàng vận động khách hàng trả nợ đúng hạn.

Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu SốNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 1.160 47,05 1.055 45,42 1.010 45,23 -105 -9,05 -45 -4,27 Chăn nuôi 893 36,21 818 35,21 780 34,93 -75 -8,4 -38 -4,65 Kinh doanh 413 16,75 450 19,37 443 19,84 37 8,96 -7 -1,56 Tổng cộng 2.466 100 2.323 100 2.233 100 -143 -5,80 -90 -3,87

4.5.2 Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất

Bảng 12: NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2005-2007)

ĐVT:Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT)

Cũng như nợ quá hạn ngắn hạn, nhìn chnung nợ quá hạn trung hạn đối với hộ sản xuất cũng giảm trong những năm trở lại đây mặc dù có tăng ở năm 2006 nhưng tăng rất thấp. Cụ thể, năm 2005 nợ quá hạn trung hạn là 1.014 triệu đồng thì sang năm 2006 nợ quá hạn tăng 26 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007, nợ quá hạn giảm xuống đến mức chỉ còn 911 triệu đồng. Điều này chứng tỏ nếu thời gian vay nợ 3 năm người dân có thể xoay chuyển vốn vay và thu nhập từ nhiều nguồn để đảm bảo trả nợ đúng hạn, nếu như năm đầu nông dân bị mất mùa qua năm sau có thể cải thiện kịp thời cho nên nợ quá hạn trung hạn giảm liên tục qua các năm.

Chúng ta thấy rằng, nợ quá hạn luôn giảm đáng kể qua 3 năm, ngoài những nguyên nhân trên còn một nguyên nhân rất quan trọng không thể không kể đến đó là Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thâm niên cao, kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, công tác thẩm định phương án, dự án, tư cách khách hàng trước khi cho vay được quan tâm đúng mức vì đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay. Mỗi cán bộ tín dụng đã đến từng hộ dân để xem xét tình hình thực tế sau đó mới quyết định cho vay. Công tác kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện thường xuyên, liên tục, nên việc xử lý nợ đến hạn nhanh chóng.

Đối tượng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) Trồng trọt 719 70,91 710 68,27 676 74,70 -9 -1,25 -34 -4,79 Chăn nuôi 295 29,09 330 31,73 253 25,30 35 11,8 -95 -28,79 Tổng cộng 1.014 100 1.040 100 911 100 26 2,65 -129 -12,40

4.7 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN DỤNG HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN

4.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay

Bảng 13: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY

HỘ SẢN XUẤT

Chỉ tiêu

Số lần cho vay/kỳ hạn (lần)

Số tiền cho vay/lần vay (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 +Ngắn hạn +Trung hạn 2,5 1,7 2,7 1,5 2,8 1,8 29.275,5 3.584,5 38.183,5 3.684 49.577 5.300,5

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT)

Gọi Q05, Q06, Q07 là doanh số cho vay theo kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007

a05, a06, a07 lần lượt là số lần cho vay/kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007

b05, b06, b07 lần lượt là số tiền cho vay/lần vay năm 2005, năm 2006, năm 2007

4.7.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2006 năm 2006

Q = Q06 - Q05 = Σa06b06 – Σa05b05 = [(2,7 x38.183,5 ) + (1,5 x 3.684)] – [(2,5 x 29.275,5) + (1,7 x 3.584,5)] =29.340 triệu đồng Như vậy doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm 2005 là 29.340 triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau:

* Xác định nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ kỳ hạn: + Ngắn hạn

a = a06b05 - a05b05 = 2,7 x 29.275,5 – 2,5 x 29.275,5 = 5.855 triệu đồng + Trung hạn

a = a06b05 - a05b05 = 1,5 x 3.584,5 – 1,7 x 3.584,5 = - 716 triệu đồng

- Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/lần vay: + Ngắn hạn

b = a06b06 - a06b05 = 2,7 x 38.183,5 – 2,7 x 29.275,5 = 24.051 triệu đồng + Trung hạn

b = a06b06 - a06b05 = 1,5 x 3.684 – 1,5 x 3.584,5 = 150 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 14: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DOANH SỐ CHO VAY 2006/2005 Nhân tố

Chỉ tiêu

Số lần cho vay/kỳ hạn

Số tiền cho vay/lần vay

Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 5.855 - 716 24.051 150 29.906 - 566 Tổng cộng 5.139 24.201 29.340

( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 13)

* Nhận xét:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: doanh số cho vay tăng 29.906 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn tăng 0,2 lần làm cho doanh số cho vay tăng 5.855 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 8.908 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 24.051 triệu đồng.

+ Đối với cho vay trung hạn: doanh số cho vay giảm 566 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn giảm 0,2 lần làm cho doanh số cho vay giảm 716 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 99,5 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 150 triệu đồng.

4.7.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay năm 2007 so với năm 2006 năm 2006

Q = Q07 - Q06 = Σa07b07 – Σa06b06 = [(2,8 x 49.577) + (1,8 x 5300,5)] – [(2,7 x 38.183,5) + (1,5 x 3.684)] = 39.735 triệu đồng Như vậy doanh số cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 39.735 triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau:

* Xác định nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng bởi số lần cho vay/ kỳ hạn: + Ngắn hạn

a = a07b06 - a06b06 = 2,8 x 38.183,5 – 2,7 x 38.183,5 = 3.818 triệu đồng + Trung hạn

a = a07b06 - a06b06 = 1,8 x 3.684 – 1,5 x 3.684 = 1.105 triệu đồng - Ảnh hưởng bởi số tiền cho vay/ đợt vay:

+ Ngắn hạn

b = a07b07 - a07b06 = 2,8 x 49.577 – 2,8 x 38.183,5 = 31.902 triệu đồng + Trung hạn

b = a07b07 - a07b06 = 1,8 x 5.300,5 – 1,8 x 3.684 = 2.910 triệu đồng * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 15: TỔNG HỢP NHÂN TỐ DOANH SỐ CHO VAY 2007/2006 Nhân tố

Chỉ tiêu

Số lần cho vay/kỳ hạn

Số tiền cho vay/lần vay

Tổng hợp Nhân tố + Ngắn hạn + Trung hạn 3.818 1.105 31.902 2.910 35.720 4.015 Tổng cộng 4.913 34.812 39.735

( Nguồn: kết quả phân tích từ bảng 13)

* Nhận xét:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: doanh số cho vay tăng 35.720 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn tăng 0,1 lần làm cho doanh số cho vay tăng 3.818 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 11.393,5 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 31.902 triệu đồng.

+ Đối với cho vay trung hạn: doanh số cho vay tăng 4.015 triệu đồng so với năm trước là do số lần cho vay/kỳ hạn tăng 0,3 lần làm cho doanh số cho vay tăng 1.105 triệu đồng, số tiền cho vay/lần vay tăng 1.616,5 triệu đồng làm cho doanh số cho vay tăng 2.910 triệu đồng.

4.7.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ

Bảng 16: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ HSX

Chỉ tiêu

Số lần thu nợ/kỳ hạn (lần)

Số tiền thu nợ/lần thu (triệu đồng) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 +Ngắn hạn +Trung hạn 2,4 1,6 2,5 15 2,6 2,0 24.040,5 2.493 30.042,5 2.624,5 50.921,5 3.262

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT)

Gọi Q05, Q06, Q07 là doanh số thu nợ theo kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007

a05, a06, a07 lần lượt là số lần thu nợ/kỳ hạn năm 2005, năm 2006, năm 2007

b05, b06, b07 lần lượt là số tiền thu nợ/lần thu năm 2005, năm 2006, năm 2007

4.7.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2006 so với năm 2005 năm 2005

Q = Q06 - Q05 = Σa06b06 – Σa05b05 = [(2,5 x 30.042,5) + (1,5 x 2.624,5) – [(2,4 x 24.040,5) + (1,6 x 2493)] = 17.357 triệu đồng Như vậy doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 17.357 triệu đồng. Doanh số này tăng do các yếu tố sau:

* Xác định nhân tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng bởi số lần thu nợ/kỳ hạn: + Ngắn hạn

a = a06b05 - a05b05 = 2,5 x 24.040,5 – 2,4 x 24.040,5 = 2.404 triệu đồng

Một phần của tài liệu 225103 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w