3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay
5.3 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Bất kỳ trong lĩnh vực kinh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng rủi ro là một yếu tố luôn được Ngân hàng quân tâm. Rủi ro thường rất đa dạng, nhất là đối với lĩnh vực đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn.sau đây là những biện pháp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất tại chi nhánh.
Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng: đây là một công việc quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải nắm được các thông tin về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả nảng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, mức độ uy tín của khách hàng…bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó đồng thời kết hợp nắm bắt thông tin địa phương người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề trên của người xin vay. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ,
cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng có uy tín.
Thực hiện tốt các biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng như:
Hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích, vì vậy Ngân hàng cần xác định thời gian vay vốn sao cho phù hợp với cây trồng, vật nuôi, tính toán chính xác thời gian thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm để xác định thời hạn nợ cho phù hợp. Định mức cho vay cần phải xác định một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng, phù hợp với quy mô sản xuất.
Hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh: để hạn chế tối đa nợ quá hạn Cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình cho vay, phải phân tích thông tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc, không chậm trể để tránh gây thất thoát vốn.
Phân tích, phân loại nợ thường xuyên để đề ra các biện pháp thu hồi nợ một cách hữu hiệu, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng-chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tập trung xử lý thu hồi nợ đến hạn và quá hạn.
Cần tuyên truyền phổ biến nghiệp vụ cho khách hàng để họ thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ sòng phẳng.
Tăng cường sự phối hợp với chính quyền tạo điều kiện môi trường, cơ sở pháp lý, thực hiện sự liên kết với các tổ chức tín dụng trên cunhgf địa bàn để lhuyến khích đầu tư vốn có hiệu quả, tránh trường hợp cho vay trùng lắp giữa các tổ chức tín dụng.
Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, sắp xếp bố trí cán bộ tín dụng phù hợp với địa bàn: công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp và khác biệt với các công việc khác trong hệ thống, cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng và phải dành nhiều thời gian trao đổi, tiếp xúc, kiểm tra khách hàng của mình. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng rất mật thiết, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một phẩm chất đạo đức, tính liêm khiết và trung thực.
Ngân hàng cần mở những lớp bồi dưỡng, đào tạo và huấn luyện cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và đi sâu vào một số ngành nghề quan trọng để nâng cao hiểu biết về phương thức kinh doanh, thời vụ… Từ đó có cơ sở xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề.
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên xem xét, xuống từng địa bàn hoạt động của nông dân để nắm bắt những thông tin chính xác, từ đó đầu tư vốn vay hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng Ngân hàng có hiệu quả đồng thời phát triển nền kinh tế địa phương.
Cần bố trí và tăng cường thêm cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho phù hợp. Hiện nay tại Ngân hàng còn có một số trường hợp phụ trách hai địa bàn xã vì thế việc quán xuyến món vay khó chặt chẽ đó cũng là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt hơn nữa việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn theo định kỳ để kịp thời phát hiện những tiêu cực trong cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ