Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa ở thành phố Cần thơ (Trang 44 - 46)

Xác định giá trị doanh nghiệp là một nội dung vô cùng quan trọng trong quá trình CPH đòi hỏi mang tính kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, nhưng rất phức tạp và khó khăn. Để công tác định giá được thực hiện chính xác và nhanh chóng, cần phải: - Bổ sung hệ thống các văn bản hướng dẫn việc xác định chất lượng tài sản để làm cơ sở cho việc định giá như các phương pháp hoặc tiêu chuẩn cụ thể hơn để xác định hao mòn hữu hình, nhà cửa, phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất, đặc biệt là xác định giá trị hao mòn vô hình của các thiết bị, lợi thế doanh nghiệp, giá trị thương hiệu. Hiện tại có một số tài sản không biết định giá như thế nào là đúng. Chẳng hạn như đối với tài sản của công ty cổ phần là xe ô tô thì việc định giá

xe là một công việc hết sức khó khăn. Đối với những xe cũ, được mua vào những năm 70, sau thời gian sử dụng quá lâu, tài sản đã bị hư hỏng quá nhiều nên cũng đã được thay thế nhiều phụ tùng với các nhãn hiệu khác nhau. Do đó, sản phẩm cuối cùng của xe chỉ là một sản phẩm chấρ vá, không biết ô tô đó mang nhãn hiệu gì và phải định giá như thế nào là đúng.

- Bổ sung, sửa đổi quy định về xác định giá trị doanh nghiệp của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp theo hướng khách quan hơn, nhanh chóng và đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa Nhà nước và các cổ đông. Kết quả mang lại của Hội đồng mang lại còn chủ quan, thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp nên người mua cổ phiếu thường không tin tưởng vào kết quả định giá này. Mặt khác, nếu Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp được thành lập chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do thời gian kiểm kê và thời gian thẩm tra xác định giá trị doanh nghiệp cách xa nhau. Thực hiện tốt được điều này sẽ đẩy nhanh tiến độ CPH do rút ngắn được thời gian CPH.

- Trên thế giới có nhiều phương thức định giá cổ phiếu doanh nghiệp cần CPH. Phương thức Hội đồng thẩm định giá với sự chủ trì của Bộ tài chính hiện nay tỏ ra bất cập ở những phương diện: Cán bộ của Bộ tài chính không đủ nên nhiều doanh nghiệp phải chờ; cán bộ của Bộ tài chính không thể am hiểu giá của các loại vật tư máy móc chuyên dùng của nhiều ngành khác nhau nên định giá không chính xác; nguyên tắc thỏa thuận giữa doanh nghiệp và Hội đồng thẩm định giá mang nhiều tính chất chủ quan, không phản ánh đúng giá thị trường... Theo chúng tôi, nên áp dụng các hình thức định giá của thị trường tài chính như đấu giá, định giá của các tổ chức định giá chuyên nghiệp, tư vấn định giá của các công ty chứng khoán... Về đại thể, nên đa dạng các phương pháp định giá cho phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp. Muốn vậy, cơ quan chuyên trách về CPH phải có phương án cho từng loại đối tượng đó. Thậm chí có thể thuê chuyên gia và các doanh nghiệp định giá của nước ngoài. Ngoài ra cần cải tiến hệ thống kế toán thống kê theo chuẩn mực thế giới. Việc làm này có nhiều cái lợi như: tạo mặt bằng chung cho các công ty cổ

phần có vốn trong nước và nước ngoài có chuẩn so sánh thống nhất; tạo bình đẳng cho người đầu tư trong nước và nước ngoài; dễ xác định giá trị doanh nghiệp.

- Chính phủ cần qui định bắt buộc đối với các DNNN trước khi CPH thì giá trị doanh nghiệp phải được công ty kiểm toán độc lập đánh giá và xác nhận. Có như thế thì người mua cổ phiếu mới tin tưởng vào kết quả định giá của hội đồng thẩm định, đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa Nhà nước và các cổ đông khác, đồng thời rút ngắn được thời gian CPH.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa ở thành phố Cần thơ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)