Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ

Một phần của tài liệu Giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa ở thành phố Cần thơ (Trang 30)

Lý luận và thực tiễn đã chỉ rõ, CPH doanh nghiệp là phương thức thu hút nguồn vốn, tạo động lực đầu tư đổi mới trang thiết bị, đem lại lợi ích cho Nhà nước, doanh nghiệp và quan trọng hơn là cho chính bản thân người lao động. TP. Cần Thơ được xem là địa phương đi đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long về tổ chức đổi mới hình thức quản lý kinh tế của các DNNN thông qua việc triển khai thí điểm CPH. Công ty TNHH Thốt Nốt là công ty được chọn làm thí điểm đầu tiên thực hiện CPH ở TP. Cần Thơ vào năm 1998 với vốn điều lệ là 18,5 tỷ đồng.

Với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP. Cần Thơ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến trình thực hiện sắp xếp DNNN tại địa phương, Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên đã dành nhiều thời gian để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình sắp xếp DNNN, đặc biệt là sự linh động trong giải quyết khó khăn cho các DNNN khi tiến hành CPH.

Bảng 05: Tình hình CPH doanh nghiệp nhà nước ở TP. Cần Thơ

Năm Số lượng DNNN đã CPH Số lượng đơn vị phụ thuộc DNNN đã CPH 1998 01 2000 01 02 2001 02 03 2002 02 2003 04 01 2004 04 04 Tổng cộng 12 12

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Cần Thơ)

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2004, sau khi sắρ xếρ lại, TP. Cần Thơ đã CPH được 24 DNNN và đơn vị phụ thuộc DNNN. Con số doanh nghiệp CPH

không nhiều nhưng hiệu quả CPH là đáng kể. Hiện tại có 4 DNNN đã CPH chỉ mới đi vào hoạt động.

Năm 2004, tình hình CPH DNNN ở TP. Cần Thơ có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng DNNN đã CPH tăng lên, tuy nhiên quá trình này diễn ra còn quá chậm. Theo kế hoạch mục tiêu đã đề ra năm 2004, lẽ ra TP. Cần Thơ phải CPH đến 26 DNNN và đơn vị phụ thuộc DNNN, nhưng thực tế chỉ CPH được 08 đơn vị, chiếm tỷ lệ 30,76% so với kế hoạch. Mặc dù so với cùng kỳ năm trước tiến trình CPH năm 2004 tăng 60%, nhưng xét về con số tuyệt đối chỉ tăng có 3 đơn vị.

Bước đầu, tiến trình CPH phần nào đã mang lại kết quả thỏa đáng cho một số doanh nghiệp. Điển hình như chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động theo mô hình mới, đến cuối tháng 7/2000, công ty cổ phần Thực phẩm rau quả Cần Thơ đã đạt những thành tựu đáng kể. Công ty đã lãi trên 300 triệu đồng, bằng cả năm trước khi tiến hành CPH. Một năm sau, hoạt động của công ty mở rộng bằng việc mở thêm 4 chi nhánh tại các tỉnh ĐBSCL. Số lao động của công ty không những không giảm mà còn tăng 50 người so với trước CPH, thu nhập bình quân người lao động tăng 150.000 đồng/người/tháng. Cuối năm 2000, theo kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Tỉnh Cần Thơ cũ kết hợp với Sở Lao động- Thương binh xã hội, Sở Tài chính vật giá tại các doanh nghiệp CPH cho thấy, hiệu quả hoạt động của hầu hết các công ty cổ phần đều ổn định và tăng trưởng tốt. Bình quân các công ty này có doanh thu tăng 19,5%, lợi nhuận tăng 16%, thu nhập tăng 18,9% và số lao động cũng tăng 18,9% so với trước khi CPH.

2.3.2 Theo số liệu điều tra năm 2004

Trong phần này chúng tôi dùng số liệu điều tra 15 DNNN đã CPH để mô tả thực trạng CPH ở TP. Cần Thơ. Trong số 24 DNNN đã CPH tính đến tháng 12 năm 2004 thì có 8 DNNN mới CPH năm 2004 nên chúng tôi đã không điều tra, và trong số 16 DNNN còn lại thì có 1 doanh nghiệp chúng tôi không thu được số liệu đầy đủ nên trong quá trình phân tích chúng tôi đã loại ra. Mô tả này đề cập đến một số khía cạnh như: cơ cấu và qui mô của các DNNN được CPH, những vấn đề liên quan đến

CPH, cơ cấu sở hữu của các công ty sau CPH, tình hình biến động lao động sau CPH, và một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của các DNNN sau CPH.

2.3.2.1 Cơ cấu ngành nghề và qui mô của các DNNN đã được CPH

Theo số liệu điều tra, cơ cấu ngành nghề của các DNNN đã CPH được chia thành 3 nhóm ngành: công nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ và ngành công nghiệp khác.

Bảng 06: Cơ cấu DNNN đã CPH phân theo ngành Lĩnh vực kinh doanh Số công ty Tỉ lệ phần trăm

(%) Phầlun trỹ (%) ăm tích

Công nghiệp sản xuất 5 33,33 33,33 Thương mại, dịch vụ 7 46,67 80,00

Ngành khác 3 20,00 100,00

Tổng cộng 15 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

Từ bảng trên chúng ta thấy rằng số DNNN được CPH thuộc ngành thương mại dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất (46,67%), kế đến là ngành công nghiệp sản xuất (33,33%) và cuối cùng là ngành công nghiệp khác (20%).

Bảng 07: Vốn điều lệ và tài sản của các công ty cổ phần Số công

ty Thnhấấp t Trung bình nhCao ất Độchu lệẩch n

Vốn điều lệ (triệu đồng) 15 590 9.321 20.000 6.612

Tài sản trước CPH (triệu đồng) 15 944 14.740 33.498 11.830 Tài sản sau CPH (triệu đồng) 15 919 24.350 131.166 32.754

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

Về qui mô, chúng tôi dùng 3 chỉ tiêu để đo lường qui mô của một công ty là vốn điều lệ, tài sản trước CPH và tài sản sau CPH. Các DNNN được CPH ở TP. Cần Thơ đa phần có qui mô nhỏ (dựa trên vốn điều lệ). Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp chỉ có 9,32 tỷ đồng. Doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhất là 0,59 tỷ và cao nhất là 20 tỷ.

Tổng tài sản trung bình của một DNNN trước CPH là 14,74 tỷ đồng, sau CPH là 24,35 tỷ đồng. Chỉ tiêu này cho thấy qui mô của doanh nghiệp được mở rộng sau CPH, tài sản của doanh nghiệp tăng 65,2% so với trước khi CPH.

Số DNNN đã được CPH có vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ chiếm tỷ lệ lớn nhất (46,67%). Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ chiếm 33,33% và thấp nhất là các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5 đến 10 tỷ (20%) trên tổng số các DNNN đã được CPH. Bảng 08: Cơ cấu DNNN đã CPH phân theo vốn điều lệ Vốn điều lệ Số công ty Tỉ lệ phần trăm (%) Phần trăm tích luỹ (%) Dưới 5 tỷ 5 33,33 33,33 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 3 20,00 53,33 Lớn hơn 10 tỷ 7 46,67 100,00 Tổng cộng 15 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

2.3.2.2 Tiến trình CPH

Về thời gian CPH, các doanh nghiệp thường mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành việc CPH doanh nghiệp của mình. Trung bình một doanh nghiệp mất 7,8 tháng để hoàn thành việc CPH; thời gian hoàn thành CPH sớm nhất là 3 tháng và cao nhất là 18 tháng. Theo các doanh nghiệp thì việc xác định giá trị doanh nghiệp là khâu mất nhiều thời gian nhất, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mô lớn.

Bảng 09: Thời gian hoàn thành CPH Số công ty Thấp nhất Trung bình Cao nhất Độ lệch chuẩn Thời gian CPH (tháng) 15 3,0 7,8 18,0 3,9

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

Để xác định đâu là động lực khiến các DNNN đi đến quyết định CPH, chúng tôi đã thu thập thông tin dựa trên điểm xếp hạng mức độ quan trọng của từng yếu tố. Điểm xếp hạng cho từng lý do được tóm tắt ở bảng sau.

Dựa vào bảng sau chúng ta thấy rằng lý do quan trọng nhất dẫn đến quyết định CPH của các DNNN là để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lý do được ưu đãi về thuế và để huy động thêm vốn với chi phí thấp không phải là lý do chính để khuyến khích doanh nghiệp CPH bởi vì phần lớn các DNNN cho rằng việc ưu đãi về thuế chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì việc phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn không phải là giải pháp tối ưu bởi vì, theo họ, nó có thể làm giảm tỷ lệ cổ tức của các cổ đông. Vì vậy, thay vì phát hành cổ phiếu họ sẽ chọn giải pháp là đi vay ngân hàng. Những doanh nghiệp này do làm ăn có hiệu quả nên họ không gặp khó khăn trong việc vay nợ từ các ngân hàng thương mại.

Bảng 10: Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định CPH DNNN

Lý do Điểm xếp hạng

Do được ưu đãi về thuế 2,9 Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 4,8

Để huy động thêm vốn với chi phí thấp 2,8 Do đề nghị hoặc bắt buộc từ các cơ quan quản lý nhà nước 2.6

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

Để xác định những khó khăn trở ngại làm chậm quá trình CPH ở TP. Cần Thơ, chúng tôi cũng thu thập thông tin trên bảng câu hỏi điều tra về điểm xếp hạng mức độ quan trọng của các khó khăn, trở ngại mà theo chúng tôi nó có ảnh hưởng đến tiến trình CPH. Điểm số cũng được cho từ 1 đến 5 theo thứ tự từ không quan trọng cho đến rất quan trọng.

Theo kết quả thống kê được trình bày ở bảng trên, phương pháp định giá tài sản là trở ngại lớn nhất, làm chậm quá trình CPH ở khu vực (4,1 điểm). Vấn đề xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp được chọn CPH cũng là một trở ngại lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có số nợ tồn đọng lớn. Ngoài hai trở ngại trên, thủ tục hành chính, hành lang pháp lý và thiếu sự ủng hộ từ giám đốc các DNNN cũng là những

khó khăn trong quá trình CPH. Tuy nhiên, đây không phải là những trở ngại chính làm chậm quá trình CPH ở TP. Cần Thơ.

Bảng 11: Mức độ quan trọng của những khó khăn trở ngại trong quá trình CPH DNNN

Những khó khăn, trở ngại Điểm xếp hạng

Phương pháp định giá tài sản (theo qui định Nhà nước) 4,1

Những trở ngại về hành lang pháp lý 2,9

Những trở ngại về thủ tục hành chính 3,2

Thiếu sự ủng hộ từ giám đốc các DNNN 3,7

Vấn đề phúc lợi xã hội của người lao động sau CPH 2,2 Vấn đề xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp được chọn CPH 3,9

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

2.3.2.3 Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp sau CPH

Cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế quan lý và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH. Để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi chia các chủ sở hữu doanh nghiệp thành 3 nhóm: Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong công ty và các nhà đầu tư bên ngoài. Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp được trình bày ở bảng sau là dựa trên tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của các nhóm cổ đông trong lần đầu tiên phát hành. Kết quả điều tra cho thấy Nhà nước vẫn còn nắm giữ một tỷ lệ khá lớn cổ phiếu ở các công ty cổ phần. Cụ thể là trung bình Nhà nước nắm giữ đến 36,1% số cổ phiếu của một công ty. Đặc biệt có DNNN nắm giữ đến 70% số cổ phiếu. Các công ty cổ phần mà nhà nước nắm giữ trên 50% số cổ phiếu chiếm 20% và thường đây là những công ty có quy mô lớn và đang làm ăn có hiệu quả. Cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cũng nắm giữ một số lượng khá lớn số lượng cổ phiếu của các doanh nghiệp được CPH. Đối tượng này trung bình sở hữu 38,27% số cổ phiếu của một doanh nghiệp. Đặc biệt có công ty cán bộ công nhân viên nắm giữ đến 80% số cổ phiếu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp mà cán bộ công nhân viên nắm giữ một tỷ lệ lớn cổ phiếu thường là những công ty có

quy mô nhỏ. Trong các DNNN đã được CPH, các nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ trung bình 25,63% số cổ phiếu của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư bên ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp và cá nhân trong nước.

Bảng 12: Cơ cấu sở hữu của DNNN sau CPH Chủ sở hữu Số công ty Thấp nhất (%) Trung bình (%) Cao nhất (%) Độ lệch chuẩn (%) Nhà nước 15 0,00 36,10 70,00 20,05 Cán bộ CNV trong công ty 15 9,00 38,27 80,00 22,82 Các nhà đầu tư bên ngoài 15 0,00 25,63 59,30 15,99

Tổng cộng 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

Với cơ cấu sở hữu như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng vai trò của Nhà nước vẫn còn rất lớn trong các công ty cổ phần, đặc biệt là những công ty có quy mô lớn. Ở những công ty đó khi mà nhà nước nắm giữ số cổ phần chi phối thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gần như không có những thay đổi lớn.

Bảng 13: DNNN đã CPH phân tỉ lệ vốn do nhà nước nắm giữ Phần trăm số cổ phiếu Số công ty Tỉ lệ ph(%) ần trăm Phầlun trỹ (%) ăm tích Dưới 30% 7 46,67 46,67 Từ 30% đến 50% 5 33,33 80,00 Lớn hơn 50% 3 20,00 100,00 Tổng cộng 15 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

2.3.2.4 Lao động

Số lao động bình quân của một công ty trước CPH là 148 người, sau CPH là 155 người. Nếu so sánh số lao động bình quân của một công ty trước và sau khi CPH thì từ bảng sau chúng ta thấy rằng bình quân một công ty sau CPH số lao động tăng thêm là 17 người. 40% số công ty có sa thải công nhân và 60% còn lại thì không. Trong số các công ty có người lao động bị thôi việc, bình quân một công ty

cho nghỉ việc đến 14 người. Ngược lại, có đến 93% số công ty cổ phần có tuyển mới lao động sau khi CPH. Số lao động tuyển mới bình quân một công ty vẫn là 23 người. Trong số các công ty có tuyển mới lao động thì có đến 72% số công ty chỉ tuyển thêm lao động đã qua đào tạo, 28% số công ty tuyển dụng cả lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo.

Bảng 14: Tình hình biến động lao động sau CPH Số công

ty Thnhấấp t Trung bình nhCao ất Độchu lệẩch n

Số lao động trước CPH 15 15 148 650 175

Số lao động sau CPH 15 23 155 650 166

Số lao động bị thôi việc 15 0 14 121 32

Số lao động được tuyển mới 15 0 23 114 31

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2004

Qua phân tích ở trên chúng ta thấy rằng sau CPH tình hình lao động trong các công ty có một sự thay đổi đáng kể cả về lượng và chất. Số lao động bị thôi việc chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo và không thích ứng với môi trường làm việc mới. Ngược lại, trong tuyển mới lao động, các công ty ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng của lao động.

2.3.2.5 Hiệu quả kinh doanh của các DNNN sau CPH

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hay sự phát triển của các DNNN sau CPH, chúng tôi dùng 5 chỉ tiêu sau: doanh thu thực tế, lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, lợi nhuận trước thuế trên tài sản có, lợi nhuận trước thuế trên vốn tự có và lương bình quân một năm của người lao động.

Theo thống kê từ số liệu điều tra, cả 5 chỉ tiêu kể trên đều đạt kết quả khả quan so với trước khi CPH. Cụ thể doanh thu thực tế bình quân của một doanh nghiệp trước CPH là 15,56 tỷ đồng; sau CPH là 28,339 tỷ đồng, tăng 82,13% so với doanh thu trước khi CPH. Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu cũng tăng từ 5,86% trước CPH lên 10,12% sau CPH, tức tăng 72,69%. Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế trên vốn tự có sau CPH cũng tăng 121,95% và 67,8%

tương ứng so với trước khi CPH. Đặc biệt là lương bình quân của người lao động cũng tăng lên rõ rệt từ 10,49 triệu đồng/năm lên đến 14,79 triệu đồng/năm, tức là tăng khoảng 41%.

Bảng 15: Giá trị trung bình của một số chỉ số phát triển DNNN sau CPH

Chỉ tiêu Số

công ty

Trước

CPH CPH Sau Chênh lệch Chênh %

Một phần của tài liệu Giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa ở thành phố Cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)