Chính sách về đất đai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 86 - 89)

38 Tổ chức và chính sách đối với Lâm trường quốc doanh: Thực trạng và giải pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư,

3.2.2.1 Chính sách về đất đai.

Trước hết cần khẳng định đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong các Lâm trường quốc doanh, có mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố sản xuất và các vấn đề khác. Mỗi lâm trường được Nhà nước giao quản lý một diện tích đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất chưa có rừng) với một quy mô nhất định, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng, từng loại hình sản xuất và khả năng quản lý của lâm trường. Với tình trạng hiện nay, phần lớn các lâm trường được giao quản lý một diện tích đất tương đối lớn (bao gồm cả đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng) nhưng lại sử dụng và quản lý kém hiệu quả nên trong quá trình tiến hành đổi mới các Lâm trường quốc doanh cần tăng cường quản lý đất đai. Nhà nước cần có chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; chính sách giải quyết, xử lý tình trạng di dân tự do, lấn chiếm và sử dụng trái phép đất lâm nghiệp.

a/ Rà soát lại quy hoạch.

Rà soát làm rõ tình hình đất đai của các lâm trường trên bản đồ và trên thực địa phục vụ cho việc xem xét giải quyết: đất không thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý lâm trường; đất phục vụ cho mục đích khác hoặc cho yêu cầu mới của địa phương; đất không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn; đất lâm trường để hoang hoá hoặc sử dụng không có hiệu quả; đất bị lấn chiếm, đang có tranh chấp, diện tích cho thuê, cho mượn; đất có khả năng sản xuất nhưng quá trình sắp xếp, tổ chức lại, không cần thiết giao cho các lâm trường quản lý. Việc rà soát lại quy hoạch đất đai đáp ứng với năng lực sản xuất của lâm trường, đất dôi thừa nhanh chóng bàn giao lại cho địa phương.

Diện tích sử dụng tối đa của Lâm trường quốc doanh và ban quản lý rừng phòng hộ do tỉnh quản lý cần được xác định rõ để tránh trùng lặp lại việc sử dụng đất không hiệu quả và tình trạng mất rừng. Khi các Lâm trường quốc doanh hoạt động theo cơ chế kinh doanh trở thành một bộ phận của nhóm công nghiệp (do nhà nước hay tư nhân sở hữu và đầu tư) cần gắn kết với quá trình thúc đẩy giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cộng đồng hay các tổ chức khác để khuyến khích đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững.

Các lâm trường phải xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất dài hạn, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm gắn với phương án sản xuất, kinh doanh của lâm trường; định kỳ hàng năm phải phúc tra và bổ sung phương án sử dụng đất cho phù hợp với kế hoạch năm sau và giai đoạn kế tiếp.

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của lâm trường phải gắn với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương thành một thể thống nhất trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

b/ Giải quyết, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trong lâm trường.

Đất lâm trường sử dụng không đúng quy hoạch, không đúng mục đích và kém hiệu quả, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử lý, thu hồi, rồi giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của Nhà nước; khi giao đất, cho thuê đất có ưu tiên xem xét người đang sử dụng đất đó.

Đất lâm trường đã cho thuê, mượn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo pháp luật. Trong trường hợp phải thu hồi đất thì ưu tiên giao hoặc cho người đang sử dụng thuê đất nếu phù hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang thuê hoặc mượn đất nếu đang sản xuất nông, lâm nghiệp thì được tiếp tục sử dụng đất đó và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.

Đất lâm trường bị lấn chiếm, tranh chấp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải quyết theo nguyên tắc:

- Nếu tranh chấp với hộ gia đình, cá nhân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thì giao đất cho chính quyền địa phương để giao cho hộ nông dân theo quy định của địa phương.

- Nếu tranh chấp với các tổ chức khác thì căn cứ theo quy hoạch của địa phương (tỉnh) và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tranh chấp để xem xét giao hoặc cho thuê đất.

Khi giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai có xem xét đến yếu tố lịch sử, nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất.

Đất đai của các lâm trường giao trả lai cho Nhà nước, các địa phương phải có phương án quản lý, có kế hoạch giao trả đất đó cho các dân và các tổ chức khác sử dụng, không được để đất không có người sử dụng.

c/ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở diện tích đất đã được rà soát, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lâm trường. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lâm trường cần phải sớm hoàn thành để tạo điều kiện cho lâm trường có thể đưa ra phương án kinh doanh phù hợp.

Cuối cùng cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai, tổ chức tuyên truyền theo dõi kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh Luật đất đai, thực hiện chính sách về quản lý, sử dụng đất phát triển nền nông nghiệp bền vững bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhà nước cần có chính sách tài chính ưu đãi đối với Lâm trường quốc doanh, như lãi suất vay vốn trồng rừng, chế biến lâm sản, thuế sử dụng đất, chế độ nộp lợi nhuận, tăng vốn lưu động,…

Đối với các lâm trường chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh phải hạch toán kinh tế theo Luật Doanh nghiệp và thực hiện quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh theo Nghị định 59- CP ngày 3/10/ 1996 và Nghị định số 27/1999- NĐ- CP ngày 20/4/1999 về sửa đổi, bổ sung, quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59-CP của Chính phủ. Riêng đối với hoạt động công ích các lâm trường có thể tham gia dưới hình thức Nhà nước “đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định”39, nếu lâm trường đồng ý với yêu cầu của Nhà nước.

Tiền bán rừng trồng, tiền trích khấu hao cơ bản, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp Nhà nước ưu tiên để lại cho lâm trường để đầu tư thâm canh, trồng lại rừng, dịch vụ kỹ thuật, mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tiến hành rà soát thống kê lại vốn và tài sản của từng lâm trường. Trên cơ sở nhu cầu về vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư lâm sinh theo phương án sản xuất kinh doanh của lâm trường. Nhà nước cần bổ sung thêm vốn để các lâm trường có thể tự tổ chức triển khai. Lâm trường được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 106/2004/ NĐ- CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong đó được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp có thời hạn tối đa không quá 15 năm, được Nhà nước bổ sung vốn sản xuất và được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện nay là tự chủ kinh doanh nên họ rất thận trọng trong việc cho các lâm trường vay vốn trong thời hạn dài mặc dù dự án có hiệu quả và việc cho các hộ gia đình vay 20-30 triệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w