Tình hình quản lý đất đai của lâm trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 35 - 39)

21 Vào những năm 90 chi trả cho việc nghỉ chế độ (mất sức) theo quy định là 1 tháng lương cho 1năm công tác.

2.2.2 Tình hình quản lý đất đai của lâm trường.

Thực hiện Nghị định số 12/CP của Chính phủ, các lâm trường đã tiến hành rà soát, giảm bớt diện tích đất quản lý giao cho các địa phương và các hộ gia đình quản lý để sử dụng có hiệu quả hơn. Từ bảng 3 ta thấy, tính tới năm 2001, các lâm trường chỉ còn quản lý 5.000.794 ha giảm 19,85% tương đương với giảm 1.238.423 ha so với năm 1991. Năm 1991, bình quân một lâm trường được giao quản lý khoảng 15.143 ha (riêng đất lâm nghiệp là 14.067 ha), đến năm 2001 diện tích bình quân một lâm trường quản lý giảm xuống chỉ còn 13.589 ha, riêng đất lâm nghiệp là 12.092 ha. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên (42%), vùng Bắc Trung Bộ (22,6%), miền núi Trung du Bắc Bộ (11,5%),…

Diện tích đất Lâm trường quốc doanh giảm đi chủ yếu là do chủ trương rà soát, sắp xếp lại Lâm trường quốc doanh giao lại cho địa phương là chính: 232 lâm trường trả lại cho 47 tỉnh, thành phố 1.262.732 ha, trong đó đất chưa

24Chính phủ, Quyết định số 179/2003/QĐ-TTg về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Nông, Lâm trường quốc doanh, ngày 3/9/2003. quốc doanh, ngày 3/9/2003.

sử dụng chiếm 43,63% và đất lâm nghiệp có rừng chiếm 43,0%. Cụ thể, nguyên nhân quỹ đất lâm trường giảm là do 25:

- Chính quyền địa phương đã điều chỉnh đất đai của lâm trường để thành lập các khu định cư mới cho các hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới, các dự án phát triển kinh tế, đất làm nhà ở hoặc cho các nhu cầu khác của người dân sở tại; chuyển giao đất lâm nghiệp cho các đơn vị khác kinh doanh như: quân đội, các doanh nghiệp nông nghiệp,..

Bảng 3: Tình hình quản lý và sử dụng đất trong các lâm trường quốc doanh thời kỳ 1991-2001.

.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Dân di cư tự do vào địa bàn lâm trường, chính quyền địa phương không thể kiểm soát hết, chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Do khả năng vốn của Lâm trường quốc doanh có hạn, chưa có vốn để trồng rừng nên diện tích đất bị bỏ hoang hoá khá lớn. Vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng đất phải chuyển một phần đất của lâm trường cho địa phương quản lý để giao cho dân.

Chỉ tiêu 1991 2001 2001/1991So sánh (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%). Diện tích (ha) Tỷ lệ (%).

Tình hình quản lý của các lâm trường

Tổng diện tích tự nhiên (ha) 6.239.217 100 5.000.794 100 80,15

Đất Lâm nghiệp 5.795.760 92,8 4.449.928 89 76,78

Rừng tự nhiên 3.549.495 2.998.940

Rừng trồng 228.140 534.580

Đất chưa có rừng 2.018.125 926.407

Đất nông nghiệp và đất khác (ha) 443.551 7,2 550.866 11 124,19

Diện tích bình quân một lâm

trường (ha/1 lâm trường) 15.143 13.589 89,74

Tình hình sử dụng 6.239.217 100 5.000.794 100

Đất sử dụng 4.080.483 65,4 4.425.792 88,5 108,46

- Diện tích đất quy hoạch giao cho các lâm trường khi thành lập bao gồm cả diện tích dân đang sản xuất xen kẽ.

- Một số diện tích bị xâm canh, do dân địa phương và dân di cư tự do lấn chiếm; nếu lâm trường thu hồi thì sẽ xảy ra tranh chấp, gây phức tạp hơn mối quan hệ giữa đồng bào và lâm trường, do đó các đơn vị đã làm thủ tục giao trả cho địa phương như ở Gia Lai.

 Về việc lâm trường giao trả đất cho các địa phương, cụ thể giai đoạn từ 1991-2001 đã có 232 lâm trường của 47 tỉnh, thành phố trả lại 1.262.732 ha đất cho địa phương. Diện tích đất và rừng các lâm trường giao trả đã tháo gỡ được một phần khó khăn, làm giảm bớt tình hình căng thẳng về đất đai ở các địa phương; một số hộ gia đình nông dân đã có thêm đất để sản xuất, có việc làm và thu nhập; một số tổ chức khác đã được giao đất thêm để kinh doanh mang lại thu nhập cho nền kinh tế.

 Về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các lâm trường. Đến năm 2001 có 28/47 tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường với diện tích là 1.250.369 ha (chiếm 25% diện tích đất lâm trường quản lý).

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường chậm đã ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất kinh doanh và việc giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai trong lâm trường.

 Về lấn chiếm đất đai: Có 39/53 tỉnh, thành phố có tình trạng các lâm trường bị lấn chiếm đất đai với tổng diện tích đất bị lấn chiếm là 264.369,2 ha (5,3%)

 Về tranh chấp đất đai: Có 22/47 tỉnh, thành phố có tình trạng tranh chấp đất đai trong lâm trường. Tổng diện tích đất đang có tranh chấp là 58.799,6 ha, chiếm tỷ lệ 1,18% diện tích đất các lâm trường đang quản lý.

Loại đất đang có tranh chấp và bị lấn chiếm chủ yếu là đất trống, đồi trọc và đất chưa sử dụng.

Đối tượng tranh chấp, lấn chiếm đất đai chủ yếu là nhân dân địa phương; là cán bộ, công nhân viên của lâm trường đang cư trú và sinh sống trên đất của lâm trường; dân di cư tự do đến ở và sản xuất trên đất của lâm trường.

Nguyên nhân của các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm đất 26:

- Khi thành lập các lâm trường không tiến hành đo đạc, cắm mốc phân định rõ ranh giới, giao chồng lên đất của dân hoặc đất của đơn vị khác.

- Các Lâm trường quốc doanh quản lý diện tích đất rừng và đất chưa có rừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa đan xen với diện tích rừng và đất chưa có rừng của địa phương.

- Vị trí khu vực đất bị lấn chiếm thường là đất đã có rừng hoặc đất đai màu mỡ, nguồn nước, điều kiện khí hậu phù hợp với trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp.

- Diện tích rừng và đất chưa có rừng bị giao khoán trồng chéo.

- Do đất của lâm trường không đưa vào sử dụng, bỏ hoang hoá nhiều hoặc do quản lý lỏng lẻo, trong khi nhu cầu sử dụng đất trong dân ngày càng tăng và đất đai ngày càng có giá hơn nên người dân lợi dụng cơ hội lấn chiếm đất của lâm trường hoặc do các lâm trường còn đất trống núi trọc hoặc đất có rừng đã khai thác, nhưng chưa có vốn để tái tạo rừng.

- Người đồng bào dân tộc tại chỗ lấn chiếm xâm canh.

- Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm trong lâm trường kéo dài nhiều năm, chậm giải quyết hoặc không giải quyết dứt điểm, gây ra các vụ tranh chấp căng thẳng, gây khó khăn trong sản xuất của lâm trường.

- Do sự phát triển kinh tế, đất đai ngày càng có giá trị sinh lời hoặc do nhu cầu sử dụng đất của dân trên địa bàn để tiện canh, tiện cư.

- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho các hộ dân trên địa bàn trên những diện tích nhân dân đã sử dụng từ khi lâm trường thành lập cho đến nay nhưng không làm thủ tục thu hồi để giảm diện tích đất của lâm trường. Các lâm trường không có đầy đủ thẩm quyền trong việc quản lý rừng và đất rừng như: chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do những cố gắng lớn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các tỉnh đã sắp xếp lại các Lâm trường quốc doanh, bước đầu rà soát lại quỹ đất tự nhiên giao cho các lâm trường, thực hiện các chính sách giao đất, giao rừng,…Cụ thể đã đạt được những thành tựu trong quản lý đất như:

Nhiều lâm trường khi tiến hành quy hoạch diện tích đất được giao đã có sự thống nhất với các cấp chính quyền địa phương, xác định rõ ranh giới diện tích đất được giao trên bản đồ và trên thực địa; diện tích đất lâm nghiệp đã được phân chia theo mục đích sử dụng thành 3 loại rừng, theo các đơn vị điều chế rừng (tiểu khu), theo tình trạng rừng, làm cơ sở cho việc tổ chức quản lý, sử dụng đất và rừng.

Một số lâm trường đã xây dựng được phương án điều chế rừng, từng bước thực hiện quản lý rừng theo nguyên tắc bền vững, vốn rừng được bảo toàn và phát triển.

Thực tiễn đang xuất hiện nhiều loại hình khoán áp dụng đối với từng loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất trong đó hình thức liên kết quản lý rừng giữa Lâm trường quốc doanh và các thành phần kinh tế khác đang được áp dụng rộng rãi; ở nhiều địa phương, đất đai của lâm trường đã có chủ quản lý cụ thể. Ta sẽ xem xét cụ thể ở phần sau.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w