Các hình thức khoán đất lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 43 - 51)

21 Vào những năm 90 chi trả cho việc nghỉ chế độ (mất sức) theo quy định là 1 tháng lương cho 1năm công tác.

2.2.3.2Các hình thức khoán đất lâm nghiệp.

Các lâm trường thường áp dụng những hình thức khoán như sau: khoán ổn định, lâu dài theo chu kỳ kinh doanh của cây rừng hoặc tối đa là 50 năm27 , khoán theo công đoạn, khoán hàng năm và khoán theo công việc.

Bảng 5: Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp, nông nghiệp theo các hình thức khoán của lâm trường năm 2001.

Loại đất Tổng

cộng

Chia ra các hình thức khoán

01/CP Công

đoạn Hàng năm Công việc

Cộng(ha) 724.044 226.057 62.782 390.738 44.487

Tỉ lệ % 100,00 31,22 8,67 53,97 6,14

Đất Lâm nghiệp (ha) 699.983 204.619 62.654 338.223 44.487

Tỉ lệ % 100,00 29,23 8,95 55,46 6,36

Đất Nông nghiệp (ha) 24.061 21.438 108 2.515

Tỉ lệ % 100,00 89.10 0,45 10,45

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong tổng diện tích 724.044 ha đất các lâm trường đã áp dụng hình thức khoán, thì khoán hàng năm có diện tích lớn nhất 390.738 ha (chiếm 53,97%), sau đó đến khoán lâu dài 226.057 ha(31,22%); khoán công đoạn 62.782 ha (8,67%), và khoán theo công việc 44.487 ha (chiếm 6,14%). Trong đó, khoán đối với đất lâm nghiệp là 699.983 ha (chiếm 96,68% diện tích đất các lâm trường giao khoán), khoán đối với đất nông nghiệp là 24.061 ha (chiếm 3,32%). Cụ thể khoán đối với từng loại rừng như sau:

Bảng 6: Các hình thức khoán đối với từng loại rừng.

Loại rừng Tổng Chia ra các hình thức khoán

01/ CP Công đoạn Hàng năm Công việc Tổng ( ha) 699.983 204.619 62.654 338.223 44.487 Tỷ lệ % 100,00 29,23 8,95 55,46 6,36 Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ 385.193 86.785 38.577 239.348 20.483 Tỉ lệ % 100,00 22,53 10,01 62,14 5.32 Rừng sản xuất 314.790 117.834 24.077 148.875 24.004 Tỉ lệ % 100,00 37,43 7,65 47,3 7.62

 Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ: Diện tích khoán ở rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 385.193 ha và áp dụng các hình thức khoán như:

Khoán theo Nghị định 01/CP: Diện tích khoán là 86.785 ha, chiếm 22,5% tổng diện tích khoán đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của các lâm trường. Trong đó, khoán rừng trồng tự nhiên là 51.946 ha (chiếm 59,8%), rừng trồng là 17.278 ha (chiếm 20,0%), đất trống là 17.561 ha (chiếm 20,2% diện tích rừng sản xuất). Tuy là khoán lâu dài nhưng hàng năm lâm trường vẫn ký hợp đồng với người nhận khoán vì kinh phí bảo vệ rừng của lâm trường phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước cấp theo từng năm.

Khoán hàng năm: Diện tích khoán là 239.348 ha (bằng 62,1%). Lâm trường ký hợp đồng khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng với các tổ chức hoặc hộ dân ở gần rừng, thời gian thông thường là 1 năm. Lâm trường trả tiền công cho người nhận khoán hàng năm, nếu người nhận khoán thực hiện tốt hợp đồng thì lâm trường tiếp tục ký hợp đồng khoán với họ vào những năm tiếp theo.

Khoán theo công việc công đoạn: Lâm trường khoán trồng mới, chăm sóc và bảo vệ 3 năm đầu cho người nhận khoán và thanh toán toàn bộ tiền công cho họ. Sau 3 năm lâm trường nhận lại và tiếp tục khoán cho các hộ hoặc giao cho lực lượng chuyên trách của lâm trường bảo vệ. Diện tích khoán theo công đoạn là 38.577 ha (chiếm 10,0%); diện tích khoán theo công việc là 20.483 ha (chiếm 5,4%) tổng diện tích khoán đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Hiện nay, việc bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trong các lâm trường đang gặp khó khăn vì theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, mục tiêu, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thì Nhà nước chỉ cấp tiền công bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với thời gian 5 năm, khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung với thời gian 6 năm, trong khi đó các khu

rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ phải bảo vệ lâu dài. Do vậy trong tương lai việc bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trong các lâm trường sẽ khó khăn vì không có kinh phí bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh sau thời gian trên nếu không có một chính sách mới phù hợp hơn.

 Đối với rừng sản xuất: Diện tích khoán đối với rừng sản xuất là 314.790 ha và các lâm trường thường áp dụng các hình thức như:

Khoán theo công việc, công đoạn: Lâm trường khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ 3 năm đầu (trong giai đoạn có đầu tư vốn), sau đó lâm trường nhận lạo để khoán cho hộ gia đình hoặc giao cho lực lượng chuyên trách của lâm trường bảo vệ, diện tích khoán theo công đoạn là 24.077 ha (chiếm 7,65 %), khoán theo công việc là 24.004 (chiếm 7,6%). Hình thức khoán trên thích hợp với hộ nghèo hoặc hộ neo đơn ít lao động để bảo vệ rừng cho đến khi rừng thành thục. Tuy nhiên hình thức này có tồn tại là chưa gắn lợi ích của các hộ nhận khoán với sản phẩm cuối cùng, chưa huy động được tiền, công sức của họ vào việc bảo vệ và phát triển rừng.

Khoán hàng năm: Diện tích khoán là 148.875 ha, chiếm 47,3% diện tích khoán đối với rừng sản xuất. Lâm trường ký hợp đồng khoán bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hàng năm với hộ gia đình. Người nhận khoán được hưởng tiền công khoán, có nơi hộ nhận khoán không nhận tiền công khoán nhưng họ được tận thu lâm sản phụ, cây già cỗi, củi.

Khoán theo Nghị định 01/CP: Là hình thức khoán kinh doanh rừng lâu dài (50 năm hoặc theo chu kỳ kinh doanh cây rừng), diện tích khoán là 117.834 ha chiếm tổng diện tích khoán đối với rừng sản xuất. Tuỳ theo từng loại rừng mà áp dụng các hình thức khoán như: Hộ nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khi rừng thành thục; Lâm trường ứng vốn trước cho bên nhận khoán để trồng rừng; Lâm trường đầu tư vốn để trồng rừng, bên nhận khoán đầu tư lao động hoặc có thể cả vốn để trồng, bảo vệ rừng được quy

thành tiền; Lâm trường giao đất cho hộ nhận khoán tự trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng.

Riêng đối với khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là rừng sản xuất: Lâm trường khoán lâu dài cho hộ gia đình nhưng hàng năm vẫn phải ký lại hợp đồng, vì lâm trường không đảm bảo chắc chắn có kinh phí để khoán lâu dài cho hộ gia đình. Người nhận khoán được hưởng tiền công khoán, có nơi còn quy định hộ nhận khoán được hưởng một tỷ lệ sản phẩm khai thác chính tuỳ theo tình trạng rừng khi nhận khoán và thời gian nhận khoán.

Theo báo cáo của 368 lâm trường, đến nay mới có 114 lâm trường áp dụng các hình thức khoán theo Nghị định 01/CP (khoán lâu dài) với diện tích là 204.619 ha, chiếm 4,9% đất lâm trường đang quản lý. Diện tích khoán bình quân của 1 hộ là 9,5 ha. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, vùng miền núi phía Bắc là 11,3 ha/hộ; Duyên Hải miền Trung là 20,8 ha/ hộ; vùng Đông Nam Bộ là 12,9 ha/ hộ; vùng Tây Nguyên là 4 ha/hộ,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù các hình thức khoán để tổ chức bảo vệ rừng khác nhau, nhưng mỗi hình thức có ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc áp dụng các hình thức

khoán này có ưu điểm:

- Rừng được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt hơn.

- Huy động được sự đóng góp công sức của người dân tham gia bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng nhiều hơn.

- Hộ nhận khoán chủ động, phát huy được tính năng động, sáng tạo; khai thác được tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật của mình; gắn quyền lợi của người nhận khoán với sản phẩm cuối cùng.

- Tạo công ăn việc làm cho công nhân, góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo.

- Tạo được mối quan hệ gắn bó giữa các hộ công nhân, nông dân và lâm trường.

Mặc dù vậy, các hình thức khoán này vẫn có những hạn chế:

- Đối với hộ nghèo, những hình thức này không hiệu quả. Một số hộ nhận khoán thiếu vốn đầu tư, trong khi đó vốn hỗ trợ từ lâm trường hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng.

- Người nhận khoán tuỳ tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất như: trồng cây ăn quả, cây công nghiệp như một số lâm trường vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, ván nhân tạo (Lạng Sơn, Gia Lai); thường chặt tỉa dần cây rừng để bán. Do vậy mà nhiều lâm trường dừng thực hiện khoán lâu dài để thực hiện khoán theo công đoạn và hàng năm.

Nguyên nhân của các tình trạng trên là:

- Nhiều lâm trường đến nay vẫn chưa được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng.

- Cơ chế chính sách giao khoán chưa phù hợp, đặc biệt là cơ chế phân chia lợi nhuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán nhiều nơi thực hiện tuỳ tiện, chưa tạo động lực để các hộ dân mạnh dạn đầu tư vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Khâu chế biến, tiêu thụ tìm đầu ra cho các sản phẩm lâm nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Các lâm trường thiếu hoặc không có vốn để thực hiện cơ chế khoán. - Rừng sản xuất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên nếu áp dụng cơ chế khoán như hiện nay (chi phí khoán bảo vệ rừng là 50.000 đ/ha/năm). Sau 5 năm hết tiền trả công khoán, rừng chưa có sản phẩm để khai thác, tận dụng (riêng rừng đặc dụng hầu như không khai thác, tận dụng), rừng sẽ không có người bảo vệ.

- Có lúc, có nơi còn nhẫm lẫn nhiệm vụ của chủ rừng và các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng (trực tiếp giữ rừng) với nhiệm vụ Kiểm lâm (lực lượng thừa hành pháp luật về bảo vệ rừng).

Do vậy, việc tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định 01 trong phạm vi cả nước để có chính sách khoán thích hợp lâu dài trong phạm vi lâm nghiệp nói chung và trong lâm trường nói riêng là rất cần thiết.

 Về việc khoán trong khai thác gỗ rừng tự nhiên.

Trừ các tỉnh vùng Tây Nguyên đã tổ chức các công ty khai thác gỗ chuyên nghiệp và đã áp dụng chế độ đấu thầu khai thác, bán đấu giá gỗ khai thác từ rừng tự nhiên, còn ở các tỉnh khác các lâm trường thường áp dụng các hình thức khoán như:

 Lâm trường tổ chức các tổ, đội khai thác chuyên trách của lâm trường và khoán gọn cho các tổ, đội từ khâu khai thác đến vận xuất, vận chuyển; lâm trường thanh toán tiền công theo khối lượng và chủng loại gôc mà công nhân đã giao nộp tại bãi I (cửa rừng) hoặc bãi II (bãi giao gỗ).Hình thức này đã gắn được lợi ích của người lao động với sản phẩm cuối cùng, nhưng do chạy theo lợi ích, các tổ, đội khai thác của lâm trường thường chọn những các loại cây dễ khai thác, ở gần đường, không thực hiện đúng theo quy trình thiết kế nên chất lượng rừng bị giảm sút.

 Lâm trường khoán cho lực lượng tư nhân từ khâu khai thác đến vận xuất, vận chuyển và giao nộp gỗ tại các bãi I hoặc bãi II. Lâm trường thanh toán bằng tiền theo khối lượng sản phẩm giao nộp hoặc cho lực lượng nhận khoán hưởng tỷ lệ % gỗ giao nộp. Hình thức này đã thực hiện từ khi xóa bỏ chế độ bao cấp.

Tóm lại việc áp dụng các hình thức về quản lý rừng và đất lâm nghiệp đã có hiệu quả hơn, rừng được bảo vệ khá hơn, tỷ lệ rừng trồng thành rừng tăng. Thể hiện ở:

Theo kết quả tổng kiểm kê tài nguyên rừng năm 2001, các lâm trường trồng được 534.580 ha, trong đó rừng trồng sản xuất là 320.281 ha, chiếm 59,9% diện tích rừng trồng trong các lâm trường, diện tích rừng trồng phòng hộ là 202.107 ha, rừng trồng đặc dụng: 12.192 ha, nâng cao độ che phủ rừng 28,1% năm 1995 lên 33,2% năm 2000. Toàn quốc có 316 lâm trường có rừng trồng, diện tích bình quân của 1 lâm trường khoảng: 1.691 ha. Tuy nhiên, có lâm trường chỉ có diện tích rừng trồng không quá 100 ha (Lâm trường Mộc Châu II, Lâm trường Sông Mã- Sơn La),Lâm trường Quỳ Châu (Nghệ An), nhưng có lâm trường có trên 5.000 ha rừng trồng như: Lâm trường Đình Lập (Lạng Sơn), Lâm trường Xuyên Mộc (Bà Rịa- Vũng Tàu) và một số lâm trường ở tỉnh Cà Mau.

Diện tích rừng trồng của các lâm trường góp phần hình thành các vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu cung cấp gỗ trụ mỏ, vùng nguyên liệu ván nhân tạo và những khu rừng phòng hộ. Từ đó góp phần hình thành một số vùng nguyên liệu gỗ công nghiệp tập trung gắn với chế biến như:

- Nhiều lâm trường thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Gia Lai, Đồng Nai trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng, Đồng Nai hình thành vùng nguyên liệu giấy.

- Một số lâm trường ở tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang tham gia cung cấp gỗ trụ mỏ cho các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh, hình thành vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ Đông Bắc.

- Nhiều lâm trường tham gia cung cấp nguyên liệu sản xuất ván nhân tạo, hình thành vùng nguyên liệu ván nhân tạo như: Thái Nguyên, Hoà Bình, Gia Lai.

- Hình thành vùng Quế (Yên Bái), Vùng Luồng (Thanh Hoá, Hoà Bình), vùng Thông (Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Một số lâm trường có thể khai thác từ rừng trồng một khối lượng gỗ tương đương hoặc lớn hơn số gỗ đã khai thác từ rừng tự nhiên trong thời kỳ trước như lâm trường Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Lâm trường Văn Yên (Yên Bái), Lâm trường Quảng Trị (Đồng Nai),…Các lâm trường trong vùng nguyên liệu đã cung ứng khoảng 60% nguyên liệu cho các nhà máy giấy, 70% nguyên liệu gỗ trụ mỏ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 43 - 51)