b. Thương mại dịch vụ
5.2.2. Về kỹ thuật nuôi tôm.
Chuẩn bị ruộng nuôi: nạo vét mương bao, gia cố bờ bao và ao mương, chủ động rửa phèn mặn, bón vôi, lấy nước vào mương, diệt cá tạp, bón phân gây màu, thả tôm mật độ 2-3con/m2. Khi tiến hành gieo sạ lúa trung vụ chất lượng cao thì nông dân hạ mực nước trong vuông nuôi để tôm rút xuống mương nuôi, đất không cày ải và tiến hành gieo sạ. Điều chỉnh mực nước trong ruộng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tận dụng lớp phù sa và chất hữu cơ trên ruộng nuôi tôm, thức ăn dư thừa.
Cho ăn và chăm sóc: Có nhiều loại thức ăn có thể sử dụng cho tôm như thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống. Thức ăn viên công nghiệp cho tôm càng xanh có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tiện sử dụng. Người nuôi cũng tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức ăn viên cho tôm để giảm chi phí
Bảng 22: Công thức phối chế thức ăn cho tôm Nguyên liệu Bột cá Bột đậu nành Cám gạo Bột mì Bột xương Bột lá gòn Premix Dầu
Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự viên tự chế thường được sử dụng chủ yếu trong 2-3 tháng đầu nuôi tôm. Tuy nhiên, nguồn thức ăn tươi sống như cá tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn. Trong thời gian này, cá tạp cũng nhiều hơn, vì thế, việc cho tôm ăn bằng ốc, cua cũng giảm chi phí do cá tạp tranh mồi nếu cho ăn bằng thức ăn viên.
Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hằng ngày được tính theo khối lượng đàn tôm . Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng tuổi thứ 1, 2, 3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3, và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với thức ăn tươi sống có thể dùng lượng gấp 2-3 lần so với lượng thức ăn chế biến. Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rãi thức ăn khắp ao và sàng ăn. Số lần cho ăn có thể từ 2-4 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàng ăn và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.