b. Thương mại dịch vụ
5.1.2. Đối với mô hình tôm lúa
¾ Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, huyện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, phát huy mô hình trồng xen, nuôi xen đạt hiệu quả.
+ Được sự phối hợp của các ngành hữu quan: Phòng Kinh Tế, Phòng Thủy Sản, Trạm bảo Vệ Thực Vật, Trạm Khuyến Nông, đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, xây dựng mô hình (đầu tưu hỗ trợ về giống, vật tư) chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng thành công vào sản xuất.
+ Mô hình này phù hợp với nhu cầu địa phương, điều kiện thời tiết, hiện trạng sản xuất, về thời vụ, về giống và các biện pháp kỹ thuật...Đây là giống trung vụ, thời gian sinh trưởng ngắn hơn lúa mùa địa phương, nên nông dân chủ động rữa phèn - mặn sau vụ nuôi tôm, tận dụng lớp phù sa và chất hữu cơ trên ruộng nuôi tôm, đất không cày ải, xuống giống lúa, giai đoạn đầu của cây lúa nông dân không bón phân, chỉ bón một lượng phân thấp vào những giai đoạn sau.
+ Canh tác lúa kết hợp nuôi xen tôm nên hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV nên tiết kiệm được một khoản chi phí. Chỉ chủ động dùng nước, vịt, cá để khống chế sâu hại.
+ Giống lúa OM 1350, OM 1352, OM 1348, OM 2496...là những giống có khả năng chịu được phèn đất nhiễm phèn - mặn, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện canh tác.
¾ Khó khăn:
+ Nông dân chưa chủ động rữa phèn mặn thật tốt trước khi xuống giống, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh phát triển trong giai đoạn đầu mới sạ.
+ Thời vụ xuống giống chưa đồng loạt, một số khu vực chuột phá hại khá phổ biến.