Một số giải pháp khác :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty May liên doanh Kyung-Việt (Trang 98 - 104)

II) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG

11) Một số giải pháp khác :

+ Đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tính lương, nâng cấp phần mềm quản lý nhân lực nói chung và phần mềm tính lương nói riêng. Đôn đốc việc theo dõi và báo cáo tình hình lao động tại các phòng ban và tại các chuyền may để kịp thời tính lương và trả lương đúng thời điểm cho người lao động đã thỏa ước.

+ Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để mỗi công nhân có thể là một KCS kiểm tra hàng của người thực hiện công đoạn trước để kịp thời sửa chữa tránh tình trạng bị trả làm lại từ đầu vừa tốn thời gian mà không hiệu quả. Làm công việc có hiệu quả tạo tiền đề để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh từ đó dẫn đến tăng tiền lương và tăng phúc lợi cho người lao động trong công ty.

+ Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Có sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu tránh lãng phí để giảm chi phí sản xuất góp phần tăng mức lãi thô cho công ty. Đồng thời tính toán được khối lượng nguyên vật liệu cần mua để tiến hành sản xuất đảm bảo có đầy đủ nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất tránh tình trạnh thiếu nguyên liệu để sản xuất, gây tình trạng lãng phí thời gian phải chờ nguyên liệu.

+ Do sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền là chủ yếu nên cần quan tâm tới ý thức kỷ luật của công nhân. Chỉ cần sự chậm trễ hay sai sót của một thành viên kéo theo sự chậm trễ trong dây chuyền sản xuất, ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lương sản phẩm và số lượng sản phẩm . . . Do đó công ty cần tuyên truyền ý thức kỷ luật cũng như có những quy định chặt chẽ về việc vi phạm ý thức kỷ luật lao động cho toàn bộ công nhân viên biết

LỜI KẾT

Ba công cụ quan trọng để doanh nghiệp thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là công cụ tiền lương, công cụ hành chính, công cụ tâm lý- giáo dục. Trong đó tiền lương là quan trọng nhất vì nó tạo động lực trực tiếp cho người lao động tích cực làm việc, thúc đẩy họ học hỏi nhằm nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc giúp cho quá trình sản xuất diễn ra ổn định và thuận lợi từ đó làm cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng trưởng và phát triển. Một cơ chế trả lương hợp lý sẽ tạo được sự gắn bó lâu dài của người lao động với công ty đó là một trong những điệu kiện quan trọng đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường do ngành may là một ngành có sự luân chuyển nguồn nhân lực rất lớn.

Chương I: Đã đưa ra cơ sở lý luận về tiền lương và quản lý tiền lương. Chương II: Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tiền lương tại công ty, từ đó rút ra những mặt đạt được và những mặt hạn chế và đưa ra những nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.

Chương III: Đề xuất kiến nghị với công ty để định hướng hoàn thiện công tác trả lương tại công ty.

Do sự hiểu biết về lý luận và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô và các bạn góp ý để chuyên đề thực tập của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Kim Chiến đã tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị công tác tại phòng Hành Chính Nhân Sự công ty đã giúp đỡ em tìm hiểu tình hình thực tế về công tác trả lương tại công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình kinh tế lao động – PGS.TS Phạm Đức Thành & PTS Mai Quốc Chánh – NXB Giáo Dục – 1998

2) Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình Khoa Học Quản Lý – TS Đoàn Thị Thu Hà & TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và kỹ thuật – Hà nội - 2002

3) Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình phân tích lao động – TS Trần Xuân Cầu - NXB Lao động xã hội – 2002.

4) Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình quản trị nhân lực – ThS Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân – NXB lao động xã hội – 2005.

5) Trần Kim Dung - Quản trị nguồn nhân lực – NXB Thống kê – 2003. 6) PGS.TS Đỗ Văn Phúc - Quản lý nhân lực của doanh nghiệp – NXB Khoa học và kỹ thuật – 2004.

7) Lê Anh Cường - Nguyễn Thị Huyền - Nguyễn Thị Mai – Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự - NXB Lao động và xã hội - 2004

8) Luật gia Hải Đăng - Hệ thống hoá các văn bản về chế độ tiền lương – NXB Thống kê - 2003

9) Tạp chí lao động và xã hội - Số 326 từ 1-15/1/2008 – Thương lượng và thoả thuận nguyên tắc hình thành chính sách tiền lương của doanh nghiệp – Lê Xuân Thành.

10) Tạp chí lao động và xã hội - Số 317 từ 16-31/8/2007 – Vai trò của tiền lương và các lợi ích khác trong ngăn ngừa đình công trong doanh nghiệp – ThS Nguyễn Duy Phúc.

11) http:/ www. HRVietnam.com.vn – Nhân lực và giải pháp. . . 12) http:/ www.Yahoo.com - Hỏi và đáp. . .

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:

TGĐ: Tổng Giám Đốc BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế NXB: Nhà xuất bản THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông CĐCS: Chế độ chính sách

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Kyung-Viêt Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 3: Hệ thống thang lương, bảng lương

Bảng 4: Bảng lương tháng 01/2008 bộ phận Bảo vệ Bảng 5: Biểu ghi năng suất cá nhân của công nhân Bảng 6: Biểu thanh toán lương khoán cho công nhân

Bảng 7: Biểu cân đối sản phẩm chuyền may 01 tháng3/2008 Bảng 8: Bảng lương tháng 3/2008 của chuyền may 01

Bảng 9: Bảng lương tháng 12/2007 của chuyền may 01 Bảng 10: Bảng chấm công tháng 3/2008 bộ phận Văn phòng Bảng 11: Bảng lương nhân viên tháng 3/2008 bộ phận văn phòng Bảng 12: Bảng lương tháng3/2008 của bộ phận điện nước

Bảng 13: Bảng phân tích công việc của nhân viên CĐCS

Bảng 14: Bảng phân tích công việc của công nhân vận hành máy may công nghiệp

Bảng 15: Bảng tiêu thức đánh gía phân loại lao động Bảng 16: Bảng điểm cho từng tiêu thức đánh giá Bảng 17: Bảng hỏi về công tác trả lương.

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên: Đỗ Thị Minh Thắm Lớp: Quản lý công

Khoá: 46

Khoa: Khoa Học Quản Lý

Trường: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Em xin cam đoan, bài viết này không có sự sao chép.Trong quá trình viết bài em có tham khảo từ các nguồn tài liệu được liệt kê trong danh mục “Tài liệu tham khảo” ở cuối bài cũng như ở cuối các trang trong bài viết. Mọi tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.

Nếu có sự sao chép gian lận, em xin chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu nhà trường.

Hà nội ngày 8 tháng 5 năm 2008 Sinh viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty May liên doanh Kyung-Việt (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w