- Kể từ khi cơ hội xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ mở ra đối với doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000, Theo Hiệp Hội Dệt May Việt Nam – VITAS – nguồn vốn đầu tư trong và ngòai nước cho ngành này tăng 7.5 lần so với năm trước, đã đưa năng lực sản xuất của ngành này tăng vọt. Ngành dệt trong nước hiện có thể sản xuất trên 600 triệu mét vải / năm, công suất kéo sợi tăng lên 150.000 tấn.
- Theo tốc độ tăng nhanh của ngành trong vài năm qua nhưng vẫn chưa theo kịp ngành may. Theo Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch hiệp hội thì các nhà máy sợi, dệt trong nước đã chạy hết công suất, nhưng mới đáp ứng được một nửa nhu cầu vải của thị trường. Riêng lãnh vực may xuất khẩu, tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước chỉ khỏang 25 – 30%. Ông Ân cho biết:”Năm ngóai, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 500 triệu mét vải các lọai”.
Hiện ngành trồng bông vải trong nước chỉ đáp ứng khỏang 11% nhu cầu bông thiên nhiên, còn xơ tổng hợp phải nhập khẩu toàn bộ. Thứ Trưởng Bộ Công Nghiệp – Ông Bùi Xuân Thu cho biết:”mặc dù kim ngạch xuất khẩu đứng hàng thứ hai sau dầu thô nhưng ngành may Việt Nam đang phải nhập khẩu 100% xơ, 100% hóa chất dệt may, 100% thiết bị phụ tùng và khỏang 80% bông. Điều này làm giảm giá trị gia tăng của ngành dệt may Việt Nam”.
- Nguyên nhân chậm phát triển của ngành:
Giá vải trong nước cao hơn hàng nhập. Ông Võ Văn Ngân, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty may Hòan Cầu nói:”Tôi cần mỗi năm hơn nửa triệu mét vải để may hàng xuất khẩu, nhưng vải mua trong nước chiếm chưa đầy 10%”. Ông Ngân giải thích thêm:”Hòan Cầu ít sử dụng vải sản xuất trong nước bởi vì giá cao hơn 15 – 20% so với vải nhập của Trung Quốc và Indonesia.
Nguyên nhân giá vải trong nước cao:
o Hầu hết nguyên liệu và hóa chất nhập từ nước ngòai.
o Thiếu công nhân lành nghề dẫn đến năng suất lao động thấp, tỷ lệ phế phẩm cao. Theo Hiệp Hội Dệt May, năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam chỉ bằng một nửa của Đài Loan và 70% của Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, hệ thống phân phối và đại diện thương mại trong cả nước. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Từ tháng 4/2001, Chính phủ đã áp dụng một số chính sách ưu đãi: dùng vốn ngân sách, vốn hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các dự án phát triển vùng nguyên liệu của ngành dệt, xử lý môi trường, quy họach các khu công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp mới, đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành dệt may.
Doanh nghiệp đầu tư vào các khâu trong ngành dệt, sản xuất nguyên phụ liệu, cơ khí dệt may sẽ được vay vộn ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất thông thường cho 50% số vốn vay; thời gian vay là 12 năm và ân hạn 3 năm. Tòan bộ nguồn thu phí hạn ngạch dệt may sẽ dành cho công tác mở thị trường, xúc tiến thương mại và đào tạo nhân lực cho ngành.
2.1.6.2 Đối thủ cạnh tranh:
- Cạnh tranh trực tiếp tiêu biểu – Phước Thịnh: Là đơn vị cạnh tranh mạnh nhất của Thái Tuấn.
Hiện nay, Phước Thịnh đang phục vụ cho 2 phân khúc thị trường lớn: Nữ [trên 15 tuổi] và Nam giới. Trong phân khúc Nữ trên 15 tuổi lại có nhiều nhóm nhỏ được chia theo tiêu thức độ tuổi, bao gồm: trẻ, trung niên và cao tuổi.
Thị trường mục tiêu của Phước Thịnh tương đối rộng, họ tham gia vào các phân khúc hoàn toàn khác biệt nhau, không bỏ sót nhu cầu nào của khách hàng: từ quần Tây cho Nam giới đến áo dài Nữ sinh, đồ bộ cho người cao tuổi, ... chia nhỏ và chọn nhiều phân khúc là một giải pháp nhằm gia tăng sự ảnh hưởng của mình trên thị trường và phân bổ rủi ro của Phước Thịnh.
Mục tiêu phát triển: trở thành một Công ty cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp thời trang cao cấp trên thị trường nội địa, một bước đệm chuẩn bị cho việc tiến tới cung cấp nguyên liệu cho các Công ty xuất khẩu hàng may mặc trung, cao cấp có mặt tại Việt Nam.
Mục tiêu này rất phù hợp với định hướng phát triển của Chính Phủ cho ngành công nghiệp Dệt May trong giai đoạn tới nhằm nâng cao lợi nhuận và tính cạnh tranh cho ngành.
Chiến lược cạnh tranh:
o Theo chiến lược đa mục tiêu: cho đến nay, Phước Thịnh đang trong giai đoạn chuyển hướng, nên Công ty vừa theo đuổi chiến lược “giá” vừa theo đuổi chiến lược tạo sự khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ.
+ Giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. + Sử dụng tối đa nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất + Định vị sản phẩm, thương hiệu của mình trên thị trường
o Chiến lược tạo thế và lực cạnh tranh mới: Phước Thịnh đang nỗ lực tạo ra một liên minh để đối trọng với Thái Tuấn nhằm phá thế của Thái Tuấn từ trước đến nay trên thị trường.
Liên minh này được thiết lập như sau: hợp tác với dệt Long An và một số đơn vị may mặc nổi tiếng trong nước [Sơn Kin Kim với thương hiệu Vera, ...] và phối hợp chặt chẽ với các nhà thiết kế “có tiếng” của Việt Nam [Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Trọng Nguyên, ...] Nếu liên minh này thành công sẽ tạo ra các lợi thế sau:
→ Loại bớt đối thủ để tập trung đánh vào đối thủ chính
→ Thu hút sự quan tâm của xã hội để quảng bá PR dựa trên danh tiếng và uy tín của những nhà thiết kế tiên phong trong ngành.
→ Đa dạng hóa kênh phân phối mà không mất nhiều chi phí hỗ trợ từ nhiều phía.
→ Phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế toàn cầu, đó là hợp lực để cùng theo đuổi mục tiêu; và phù hợp với chính sách kinh tế của Việt Nam hiện nay, đó là cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở hợp tác cùng phát triển nhằm tạo ra sức mạnh và tăng sức đề kháng cho nền kinh tế đất nước.
- Cạnh tranh gián tiếp: xu hướng hàng may sẵn hiện nay đang thịnh hành, trở thành một mối đe dọa lớn đối với Doanh nghiệp Dệt hiện nay. Thời gian gần đây, một số Doanh nghiệp “Dệt” trong nước đã dần chuyển sang “Dệt may” để bắt kịp xu thế thị trường. Trong đó, có Doanh nghiệp phát triển thêm hàng may sẵn, hoặc cung cấp nguyên liệu.
Như vậy, ngoài cạnh tranh với các đơn vị trong ngành dệt, Thái Tuấn còn phải đối đầu với các đơn vị trong ngành may đang rất sôi động và gay gắt.
2.1.6.3 Thực tiễn họat động Marketing – mix:
Chiến lược sản phẩm:
- Hiện tại, Công ty kinh doanh 02 ngành hàng chính là sản phẩm và đồ may sẵn từ các sản phẩm vải do Công ty sản xuất phục vụ cho người tiêu dùng có độ tuổi từ 25 – 45 và Nữ sinh cấp II, III trên thị trường cả nước.
Vải dệt:
o Phân theo lọai vải: Voan, Gấm, Phi, Tơ tằm, Cotton và hàng Trơn công sở (may quần tây, complé).
o Phân theo chất liệu vải: 100% Polyester, Polyester pha Visco, Polyester pha cotton và Polyester pha thun.
Quần áo may sẵn: gồm có áo ngủ, áo dài, áo đầm và đồ kiểu.
- Gấm là sản phẩm chủ đạo của Công ty và, chiếm 30% về thị phần trong thị trường tòan quốc.
- Một số bộ sưu tập đã tung ra thị trường và tạo được tiếng vang: Giai Điệu Việt, Mây Trắng, Dáng Việt, Hoa Áo Trắng, Sắc Hoa Thu, Âm Vang Nguồn Cội và mới nhất là Sóng Xuân.
- Mục tiêu của Công ty ở hiện tại và tương lai gần như sau: Khách hàng mục tiêu: Phụ nữ tuổi từ 25 – 45 và Nữ sinh Sản phẩm: sản phẩm vải và quần áo thời trang cao cấp. Tạo ra những sản phẩm mới hòan tòan.
Phát triển sản phẩm từ sản phẩm hiện có từ cải tiến kiểu dệt, sáng tạo kiểu hoa văn mới, cách phối màu độc đáo, ...
Chiến lược giá:
- Hiện tại, Công ty định giá sản phẩm theo dạng kết hợp giữa giá thị trường và chi phí sản xuất.
- So với các đối thủ cạnh tranh, Thái Tuấn không có lợi thế về giá mà có lợi thế chủ yếu là Thương hiệu và chất lượng thiết kế hoa văn.
Chiến lược phân phối:
- Mạng lưới phân phối hiện tại của Công ty: Phân phối qua trung tâm bán sỉ:
o Phát huy kinh nghiệm kinh doanh lâu năm trong ngành của những người bán sỉ, bán lẻ ở các chợ đầu mối.
o Tận dụng hệ thống “chân rết” của kênh bán sỉ nên có nhiều khách hàng, Công ty có thể cung cấp hàng với số lượng lớn.
o Tiết kiệm vốn do những cấp phân phối tự bỏ vốn để kinh doanh các sản phẩm của Công ty.
o Thu tiền ngay, tránh rủi ro về công nợ
Phân phối trực tiếp qua hệ thống Showroom Công ty Phân phối qua Chi Nhánh đại diện
- Tuy nhiên, kênh phân phối Công ty Thái Tuấn có một số hạn chế sau:
Có quá nhiều cấp phân phối, nên thông tin phản hồi từ khách hàng về Công ty không kịp thời.
Công ty khó quản lý và phụ thuộc nhiều vào kênh phân phối. Giá cả sản phẩm bị thả nổi.
- Mục tiêu dài hạn:
Phát huy thế mạnh của từng kênh, ưu tiên phát triển kênh bán lẻ (hệ thống Showroom).
Phủ lấp thị trường trong nước còn trống
Chính sách riêng cho từng kênh phân phối: giá, lợi nhuận, các hỗ trợ khác, ...
Chiến lược chiêu thị:
- Ngân sách đầu tư cho họat động này chiếm 5%/tổng doanh thu.
- “Sự trẻ trung và duyên dáng” là thông điệp Công ty truyền đến khách hàng của mình. Đây cũng là phong cách chủ đạo của các sản phẩm Thái Tuấn.
- Công ty đã sử dụng tất cả các phương tiện quảng cáo: báo chí, truyền hình, gửi thư trực tiếp, phát thanh, quảng cáo ngòai trời, ... tùy từng mục tiêu quảng cáo khác nhau; trong đó, Công ty tập trung nhiều vào phương tiện quảng cáo truyền hình vì nó mang lại hiệu quả cao nhất (tiếp cận từ 6 – 8 triệu người xem / 01 lần quảng cáo).
- Đối với họat động kích thích tiêu thụ, các công cụ được Công ty sử dụng rất đa dạng: phiếu mua hàng giảm giá, tặng quà khi mua hàng, ...
- Công ty thường kết hợp nhiều hình thức chiêu thị (quảng cáo và kích thích tiêu thụ) theo một chủ đề thống nhất trong một chiến dịch quảng cáo. Hình thức này mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ lẫn nhau để đạt mục tiêu chung.
Cho đến nay, sự kết hợp này tạo nên nhiều thành công nhiều chiến dịch quảng cáo, thu hút được sự chú ý đông đảo ở khách hàng. 02 chương trình thành công tiêu biểu:
“Đẹp hơn với thời trang Thái Tuấn” trúng kim cương – năm 2001 “Cho vẻ đẹp thăng hoa” trúng xe hơi Fiat Seana – năm 2002
- Hiện tại, Công ty đang tiến hành chiến dịch quảng bá sản phẩm áo dài dành cho Nữ sinh, cụ thể:
Tặng vải cho Nữ sinh nghèo, hiếu học cho 80 trường Phổ Thông Trung Học trên tòan quốc.
Phát hành phiếu mua hàng giảm giá. Quảng cáo rầm rộ trên báo đài
Vật dụng quảng cáo: Catalogue, poster, banderolle, ...
Tất cả những họat động trên nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng là Nữ sinh trên tòan quốc trong mùa tựu trường sắp đến.
- Bên cạnh đó, họat động PR cũng là thế mạnh của Thái Tuấn, nhiều họat động PR của Công ty rất thành công, gây được tiếng vang trong xã hội:
“Thời trang và cuộc sống” của VTV3
Cuộc thi “Hoa Hậu Việt Nam”, “Hoa Hậu Báo Tiền Phong”, “Người Đẹp Tây Đô”, ...
- Ngòai ra, Công ty còn tham gia các họat động xã hội: tặng học bổng cho sinh viên, xây dựng nhà tình thương, ...
- Với triết lý “Khách hàng là sự sống còn của Công ty”, những thông tin phản hồi từ phía khách hàng rất được Công ty xem xét giải quyết. Công ty có đặt một đường dây nóng để khách hàng có thể liên hệ trực tiếp và đảm bảo mọi khiếu nại, ý kiến khách hàng sẽ được giải quyết thỏa đáng .
2.1.6.4 Kết quả họat động sản xuất kinh doanh:
- Phương châm họat động:
Sản xuất: “Lấy chất lượng làm tiêu chí”
Kinh doanh: “Hợp tác đôi bên cùng có lợi”
Đối ngọai: “Đặt tín nhiệm lên hàng đầu”
Triết lý này được tòan thể cán bộ công nhân viên Công ty hưởng ứng và nỗ lực phấn đấu để thực hiện đúng phương châm trên.
- Hệ thống thiết bị dệt, nhuộm và hòan tất được nhập từ Châu Âu và Nhật Bản. Công suất của nhà máy là 33.000 mét / ngày, tương đương hơn 12 triệu mét / năm. Các sản phẩm hòan tất đều đạt mức đồng bộ về chất lượng. Đây là yếu tố và là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt mức 60%/năm. Đây là một con số khá “ấn tượng” đối với một doanh nghiệp tư nhân còn khá trẻ như Thái Tuấn. Sau đây là kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 05 năm trở lại đây:
Stt Năm Doanh thu (triệu đồng) 1 1999 190.000 2 2000 200.000 3 2001 220.000 4 2002 226.000 5 2003 260.000
[Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ 1998 – 2003] Bảng 2.1: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty (1999 – 2003)
Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty (1999 – 2003) 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 1999 2000 2001 2002 2003 DOANH THU Doanh thu
Qua bảng trên cho thấy, doanh thu tăng đều qua các năm. Cơ cấu doanh thu của Thái Tuấn cấu thành từ 02 bộ phận: doanh thu từ thị trường nội địa và doanh thu từ thị trường xuất khẩu; trong đó, doanh thu ở thị trường nội địa chiếm tỷ lệ khá lớn [gần 70%]. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty: lấy thị trường trong nước làm gốc, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước.
Cùng với sự phát triển trong kinh doanh, trong nhiều năm qua, Thái Tuấn đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Công ty và Công đoàn luôn hỗ trợ, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên (CBCNV); cụ thể, thu nhập của CBCNV liên tục gia tăng góp phần cùng Nhà Nước ổn định và nâng cao cuộc sống của người dân. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số lao động 591 721 1.083 1.200 1.430 Thu nhập bình quân (người / tháng) 1.401.000 1.580.000 1.590.000 1.600.000 1.800.000 [Nguồn:phòng Hành chính nhân sưï]
Bảng 2.2: Phân tích tình hình lao động – thu nhập của Công ty
Thu nhập của công nhân ngành dệt may thấp hơn các ngành khác. Theo Ông Diệp Thành Kiệt – Tổng thư ký Hội May Thêu Đan TP.HCM – mức lương phổ biến mà Doanh nghiệp trả cho công nhân là trên dưới 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, biểu đồ thu nhập bình quân của CBCNV của Thái Tuấn sau đây cho thấy: thu nhập bình
quân tăng đều qua các năm; từ năm 2003, thu nhập bình quân là 1.800.000 đồng, một con số khá cao so với mức trung bình của ngành.
Biểu đồ 2.2: Thu nhập của Cán bộ công nhân viên Công ty
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Thái Tuấn đã không ngừng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với mong muốn thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm may mặc của người tiêu dùng mệnh danh là “phái đẹp”.
Stt Năm Đầu tư (triệu đồng)
1 1999 24.700
2 2000 37.000
3 2001 20.000
4 2002 21.000
[Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ 1999 – 2002] Bảng 2.3: Phân tích tình hình đầu tư của Công ty
0 500000 1000000 1500000 2000000 1999 2000 2001 2002 2003 THU NHẬP BÌNH QUÂN Thu nhập bình quân
Bảng 2.3: Đầu tư của Công ty (1999 – 2002)
Mảng đầu tư của Thái Tuấn luôn ở mức cao. Trong đó, Công ty luôn chú trọng đầu tư máy móc thiết bị nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc