II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
3. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư
Có thể khẳng định rằng, trình độ năng lực của cán bộ thẩm định là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy Sở cần có sự quan tâm đầu tư thường xuyên để xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên (trực tiếp hoặc làm các công việc liên quan tới thẩm định) đủ về số lượng tốt về chất lượng để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việc.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, mỗi cán bộ thẩm định trước hết cần phải đạt được những tiêu chuẩn chung nhất về trình độ kiến thức về kinh nghiệm, năng lực làm việc và dặc biệt là đạo đức bản lĩnh nghề nghiệp. Tất cả các cán bộ thẩm định đều phải có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên, được đào tạo chính quy chuyên sâu về một ngành kinh tế kỹ thuật nào đó, ngoài ra cũng phải nắm bắt được một cách bài bản các kiến thức về kinh tế thị trường, tài chính, ngân hàng. Mỗi cán bộ phải nắm bắt chắc chắn nghiệp vụ, phương pháp, quy trình thẩm định một dự án cho vay, biết tính toán phân tích ý nghĩa
nghiệm làm việc thực tế. Năng lực làm việc phải được thử thách qua việc tham gia theo dõi hoặc quản lý một số dự án trước khi chính thức làm công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định nhất thiết phải có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, có bản lính vững vàng, nếu không mọi tiêu chuẩn khác trở nên vô giá trị.
Để đạt được các yêu cầu trên, ban lãnh đạo Sở phải thường xuyên tiến hành một số công việc sau:
Sở xem xét và rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia công tác thẩm định trong hệ thống. Đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm việc khác đối với những người không đáp ứng được yêu cầu của công việc, chú ý sắp xếp cân nhắc các cán bộ có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao và ý thức vươn lên vào những vị trí quan trọng chủ chốt,
Sở phải thực hiện công tác bổ sung, tuyển mới một cách nghiêm túc, thường xuyên nhằm tuyển dụng những người có trình độ năng lực thực sự vào làm việc, bố trí đầy đủ cán bộ cho những nơi còn thiếu và yếu, nhất là tại các chi nhánh. Điều này rất quan trọng khi mà Sở đang có kế hoạch mở rộng hoạt động và tăng số lượng lao động tại Sở như hiện nay.
Hội đồng quản ttrị, ban giám dốc, ban kiểm soát cần xây dựng các quy chế kiểm tra giám soát chặt chẽ và các hình thức thưởng phát hợp lý. Các chính sách đãi ngộ cũng cần được cụ thể hóa theo hướng tăng cường khuyến khích lợi ích vật chất và cơ hội thăng tiến để thúc đẩy ý thức trách nhiệm và tinh thần tự vươn lên của mỗi cá nhân, đồng thời thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi về làm việc hoặc tham gia hợp tác, cố vấn cho Sở.
Sở cũng phải chú ý xây dựng một đội ngũ chuyên viên giỏi, giàu kinh nghiệm về công tác thẩm định làm nòng cốt cho việc thẩm định dự án quan trọng. Cũng chính họ sẽ phụ trách việc kiểm soát, hướng dẫn đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định trong toàn Sở. Hàng năm Sở phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại một cách hệ thống cho các nhân viên thẩm định. Sở có thể tổ chức các lớp học tập trung tại Sở do các chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài đến giảng dạy và có thể do các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Sở đảm nhiệm. Các văn bản tài liệu về các qui trình nghiệp vụ, phương pháp thẩm định mới cần phải được cung cấp đầy đủ kịp thời. Các cán bộ chủ chốt có năng lực và triển vọng của Sở cũng cần phải được tạo điều kiện tham dự
các khoá học dài hạn trong và ngoài nước. Bên cạnh đó việc khuyến khích các nhân viên tự đào tạo, tự học hỏi tìm hiểu cũng là rất cần thiết.
Sở phải khuyến khích các nhân viên chủ động đề xuất các ý kiến về nghiệp cụ thẩm định, về chính sách đối với cán bộ nhân viên. Các ý kiến đề xuất đó phải được xem xét tập hợp, được áp dụng nhanh chóng hoặc phải có sự giải thích rõ ràng tạo tâm lý, tình cảm tích cực trong cán bộ nhân viên. Cần đưa công tác kiểm tra giám sát thành công tác trọng tâm để giúp lãnh đạo Ngân hàng điều hành công việc; chỉ đạo kịp thời bộ phận thẩm định tránh sơ hở, sai sót đáng tiếc trong khi thẩm định dự án đầu tư mà chấp nhận dự án không khả thi hoặc bỏ qua các dự án có hiệu qủa.