(Nguồn: Phòng thẩm định) Dựa vào bảng trên ta có thể rút ra các nhận xét sau:
1.1 Số dự án được thẩm định tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam
Số dự án đã được thẩm định tăng đều qua các năm. Trong năm 2004 là 816 dự án và tăng mạnh trong năm 2005 là 1028 dự án. Đến năm 2006 chỉ có 1129 dự án được thẩm định. Số dự án được thẩm định tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phản ánh một phần nhu cầu
vốn tăng cũng như sự phân chia thị trường của các ngân hàng. Trong năm 2006 các Ngân hàng thương mại cổ phần tăng trưởng mạnh cả về chất lượng cũng như vế số lượng nên việc giữ khách hàng của Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam là rất khó khăn. Đặc biệt chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ của các Ngân hàng ngoài quốc doanh là rất cao, nên đã thu hút khá nhiều khách hàng quen thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam
1.2 Số dự án được Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cho vay.
Trong những năm 1992-1995 các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng lãi suất và nới lỏng quy trình cho vay hay quy trình thẩm định dự án. Phương pháp cạnh tranh kiểu này rất mạo hiểm và mang nhiều rủi ro. Đặc biệt là phương án cạnh tranh này sẽ dẫn đến sức ép đầu ra về vốn cho vay và tỷ lệ nợ xấu, chất lượng dự án không đáp ứng được yêu cầu. Trong 3 năm gần đây, năm 2005 có số dự án được duyệt cho vay là lớn nhất với 926 dự án. Trong năm 2006 có số dự án được thẩm định lớn hơn 2005 nhưng số dự án được thẩm định lại ít hơn năm 2005 là 78 dự án, điều này phản ánh kế hoạch đặt ra cho Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam là chất lượng cho vay các dự án. Năm 2005 tỷ lệ các dự án được cho vay là 85% so với các dự án được thẩm định. Nhưng trong năm 2006 tỷ lệ này chỉ chiếm 75%, tỷ lệ này thấp hơn các năm nhưng chất lượng thẩm định được nâng lên làm giảm tỷ lệ các dự án không hoàn trả vốn cũng như các dự án không hoàn vốn và lãi đúng hạn. Đây là một kế hoạch rất đúng đắn của Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam, giúp cho sự phát triển của Ngân hàng vững chắc hơn
1.3 Tổng doanh số cho vay dư nợ.
Qua số liệu 3 năm về Tổng cho vay dư nợ, ta thấy dư nợ cho vay năm 2005 là lớn nhất với 3.482 tỷ đồng và giảm hơn ở năm 2006 là 3060 tỷ đồng. Điều này tỷ lệ thuận với số lượng dự án được cho vay. Nhưng điều quan trọng nhất là tỷ lệ nợ ngắn hạn luôn lớn hơn rất nhiều so với nợ trung và dài hạn, tỷ lệ này dao động từ 3,3 đến 4,3 lần. Tỷ lệ này rất hợp lý cho ngân hàng bởi số dư nợ ngắn hạn nhiều làm cho chi phí huy động vốn giảm giúp cho Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong việc cho vay các dự án. Đi đôi với lợi thế là sự rủi ro về tính thanh khoản của các nguồn vốn ngắn hạn, bởi dư nợ ngắn hạn lớn tiềm ẩn các rủi do dẫn đến mất khả năng thanh khoản khi xuất hiện các hiện tượng bất thường xảy ra. Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần tính lãi suất hoà vốn bình quân ( Lãi suất hoà vốn bình quân là Lãi
suất trung bình của tất cả các các lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau). Từ việc tính lãi suất bình quân ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam có thể điều chỉnh việc tăng các nguồn vốn ngắn hạn, hay tăng các nguồn vốn trung và dài hạn.
1.4 Doanh số cho vay theo dự án so với Tổng cho vay dư nợ.
Nhìn vào dòng tính tỷ lệ doanh số cho vay theo dự án so với Tổng cho vay dư nợ của 3 năm, tỷ lệ của các năm tăng: 48%-->52%-->80%. Ta có thể thấy xu hướng của Ngân hàng tập trung vào cho vay các dự án. Cũng có thể hiểu được tại sao các ngân hàng muốn tập trung cho vay các dự án. Bởi Ngân hàng có thể biết được tính khả thi và tính có hiệu quả của các dự án ngay từ khi dự án được lập. Điều này còn làm giảm nguy cơ mất vốn của Ngân hàng, hơn nữa việc cho vay các dự án mang lại lãi suất và lợi nhuận cao hơn cả về số lượng và chất lượng
1.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án:
Trong các năm trở lại đây, xu hướng Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cho các doanh nghiệp nhà nước vay với tỷ trọng lớn vẫn phổ biến, thông thường tỷ lệ các dự án của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% đến 80% tổng dư nợ cho vay theo dự án. Nhưng chất lượng các dự án rất cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi thấp bởi NHNo&PTNT tập trung cho vay các dự án của các doanh nghiệp có uy tín, làm ăn có hiệu quả vì vậy số lượng cho vay các dự án của các doanh nghiệp nhà nước là tương đối lớn. Trong nền kinh tế hiện nay các doanh nghiệp có quy mô lớn chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, khẳng định uy tín trong thời gian dài, quy mô vay lớn. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng vay Sở giao dịch I một lượng vốn khá khiêm tốn: Năm 2004 các doanh nghiệp này vay 108 tỷ đồng, năm 2006 vay 214 tỷ đồng. Rõ ràng lượng vốn cho vay phục vụ các dự án của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn thấp, nó chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ cho vay các dự án, điều này chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp ở vị trí này. Trên thực tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chọn những Ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp nên việc cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có phần khó khăn hơn. Do đặc tính của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam luôn coi trọng khối khách hàng cá nhân là các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình ở nông thôn, nên phần vốn cho vay của khối này vẫn được duy trì. Trong
năm 2004 tỷ lệ hộ gia đình vay để triển khai các dự án lên đến 25% Tổng dư nợ cho vay các dự án, số lượng vốn cho vay lớn chủ yếu là cho vay theo chương trình được phát triển trên quy mô rộng lớn tại tất cả các vùng miền. Nhưng đến năm 2006 tỷ lệ vay ở khu vực này giảm 4 lần, chỉ đạt được 71 tỷ đồng.
1.6 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cho vay theo dự án.
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào khu vực hộ gia đình. Tỷ lệ này chiếm vị trí rất cao: luôn lớn hơn 90%. Điều này thể hiện một phần về các dự án của hộ gia đình có tỷ lệ thành công rất thấp. Chính vì vậy mà tỷ lệ cho vay của Sở giao dịch I ngày càng giảm đối với khách hàng thuộc khu vực này. Trong cả 2năm 2004 và 2006 dư nợ quá hạn của Khối hộ gia đình đều lớn hơn 4 tỷ đồng, riêng năm 2005 dư nợ quá hạn rất cao: hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án thuộc doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ phần trăm rất thấp ( khoảng 0.06% đến 0.3%) điều này phản ánh các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả. Đây cũng chính là kết quả của quá trình chọn lọc, thẩm định dự án một cách chính xác các dự án đầu tư thuộc các doanh nghiệp nhà nước. Trong bảng ta cũng thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn cao. Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cần có các biện pháp để làm giảm dư nợ ở các doanh nghiệp này.
2. Quy trình tín dụng và việc tổ chức hoạt động thẩm định dự án cho vay trong hoạt động của NHN0 & PTNT Việt Nam . PTNT Việt Nam .
Hoạt động thẩm định cho vay là một bộ phận không thể thiếu, gắn chặt với từng bước của hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì vậy thiết nghĩ, chúng ta cũng phải tìm hiểu ít nhiều về quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Sở giao dịch I NHN0 & PTNTVN.
Quy trình nghiệp tín dụng tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam Giám đốc chinhánh Cán bộ tín dụng Hội đồng tín dụng Kế toán Kho quỹ Phó giám đốc chi nhánh Phòng tín dụng Khách hàng
Nhằm đảm bảo tính an toàn hiệu quả, mỗi ngân hàng đều có nhiều nhân viên tại các bộ, các cấp khác nhau tham gia thẩm định có nhiệm vụ giám sát hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo tính cân bằng trong hệ thống.Tuy vậy,việc tồn tại nhiều cấp, nhiều bộ phận cùng thẩm định một dự án có thể làm tăng chi phí hoạt động cũng như tạo ra sự trì trệ chậm chễ hết sức bất lợi trong môi trường kinh doanh vô cùng năng động và có tính cạnh tranh cao như hiện nay. Vì vậy mà việc lựa chọn xây dựng được một mô hình tổ chức hoạt động thẩm định hợp lý không phải là dễ dàng.
Tại Sở giao dịch I, tuy không có những văn bản độc lập quy định vấn đề này nhưng nó cũng thể hiện khá rõ trong sơ đồ nghiệp vụ trên.
Một hồ sơ dự án cho vay gửi đến ngân hàng sẽ được xem xét thẩm định đồng thời tại các bộ phậntín dụng, thẩm định, nguồn vốn và kinh doanh, đôi khi cả bộ phận lãnh đạo ( nếu có yêu cầu bảo lãnh). Trong đó bộ phận tín dụng và thẩm định là hai bộ phận cơ bản đều phải thẩm định một cách toàn diện tất cả các mặt của dự án cho vay, tuy nhiên cũng có sự khác nhau trong trọng tâm của công việc vì thế mà tồn tại mối quan hệ bổ sung lẫn nhau giữa các bộ phận.
Bộ phân tín dụng chủ yếu xem xét tình hình doanh nghiệp: về uy tín, năng lực hoạt động khả năng điều hành dự án, khả năng hỗ trợ của ngân hàng,... cho ý kiến về thời gian vay trả, trực tiếp quản lý việc cho vay, thu nợ để ra các biện pháp ứng phó cần thiết dựa trên các mối quan hệ thường xuyên trực tiếp với khách hàng.
Bộ phận thẩm định với lợi thế có được đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, sẽ đặt trọng tâm nhiều hơn vào viêc xem xét mặt kỹ thuật, công nghệ thị trường, hiệu quả tài chính và kinh tế của dự án. Một ví dụ là, đối với các dự án bao gồm cả viêc xây dựng, cán bộ tại phòng thẩm định tỏ ra hoàn toàn có ưu thế trong việc xem xét, thẩm định tổng dự toán xây dựng cả công trình đó.
Trong mỗi phòng tín dụng hay thẩm định, mỗi nhân viên sẽ phụ trách một hoặc một số ngành nhất định tại những khu vực nhất định và tiến hành xem xét, thẩm định một cách độc lập khi dự án được gửi đến. Sau khi thẩm định, nhân viên đó phải lập tờ trình trình trưởng phòng ghi ý kiến trước khi trình lãnh đạo