Thực trạng về đào tạo và sử dụng NNL.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 44 - 46)

NNL tỉnh Bắc Ninh khá dồi dào, tính đến ngày 31/12/2005 toàn tỉnh có 998.318 người (khu vực thành thị có 131.998 người chiếm 13,22%); trong đó NNL có 607.415 chiếm 60,84%. (Xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Dân số Bắc Ninh thời kỳ 2000-2005.

Số dân 951.122 960.919 969.587 976.766 987.456 998.318

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh[2, tr.22]

Lực lượng lao động ở Bắc Ninh có cơ cấu trẻ. Năm 2005, nhóm lực lượng lao động trẻ (từ 15-34 tuổi) có 223.160 người, chiếm 42,33% so với tổng số; nhóm lực lượng lao động trung niên(từ 35-54 tuổi) có 258.790 người, chiếm 49,09% và nhóm lực lượng lao động cao tuổi(từ 55-59 tuổi) có 23.902 người, chiếm 4,54%. Nhóm lực lượng lao động trung niên chiếm tỷ lệ cao nhất 49,09%. Đây là thế mạnh của nguồn lao động Bắc Ninh (Xem bảng 2.2).

Bảng 2.2.Cơ cấu lao động theo độ tuổi (tính đến1/7/2005) Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

15-24 93.829 17,79 25-34 129.331 24,53 35-44 142.829 27,09 45-54 115.961 21,99 55-59 23.902 4,54 >, = 60 21.370 4,06 Tổng số: 527.222 100,00

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2005[17].

Hàng năm dân số Bắc Ninh tăng thêm khoảng 1 vạn người (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,05% năm 2005), mật độ dân số cao: 1.236 người/km2, gấp hơn 2 lần so với mật độ dân cư cả nước. Ngoài ra, còn phải kể đến số người ngoài tuổi lao động nhưng thực tế vẫn có việc làm cũng tăng lên (trong đó ngày càng có nhiều trẻ em) đã tạo thành một nguồn cung về lao động khá dồi dào.

Ngoài 2 yếu tố tăng tự nhiên của dân số và sự tham gia của những người ngoài tuổi lao động, nguồn lao động Bắc Ninh còn được bổ sung bằng một số nguồn có tính chất cơ học như: số bộ đội giải ngũ, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, số người dôi dư do sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Dân số Bắc Ninh chủ yếu là ở nông thôn, chiếm 88,78% so với tổng dân số của tỉnh. Năm 2005, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ 48,29%, trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp 29,12%. Điều này chứng tỏ rằng, mức phát triển công nghiệp và mức đô thị hóa còn thấp. Đây thực sự là điều

kiện khó khăn về chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh Bắc Ninh khi chuyển sang giai đoạn CNH-HĐH (Xem phụ lục 3).

Chất lượng nguồn lao động: Nhìn chung đã được nâng lên nhiều nhưng về chất lượng chưa đáp ứng được cầu về cả 2 mặt thể lực và trí lực nguồn lao động. Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động. Lao động có tay nghề cao, CNKT thiếu do đầu tư cho giáo dục còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động của tỉnh.

Về mặt trí lực:Trình độ văn hóa là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động. Số người biết đọc, biết viết tăng dần. Trong những năm qua, số người tốt nghiệp các cấp học phổ thông có xu hướng tăng dần qua từng năm: năm 1997: 80,52%, năm 1998: 80,88%, năm 1999: 82,93%, năm 2000: 83,58% và năm 2005 là: 92,73%. Tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ngày càng giảm xuống tương ứng. Xu hướng trình độ học vấn của người lao động ngày càng cao cho thấy khả năng học nghề, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động ở Bắc Ninh vào loại khá. Đây là một tiền đề quan trọng của sự phát triển NNL của tỉnh. Tuy nhiên, chúng ta thấy tỷ lệ người tốt nghiệp THCS và THPT trong lực lượng lao động của tỉnh còn thấp chỉ khoảng 50% [23, tr 6].

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w