Bài học kinh nghiệm về đào tạo, sử dụng NNL ở tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 73 - 76)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

2.4. Bài học kinh nghiệm về đào tạo, sử dụng NNL ở tỉnh Bắc Ninh.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển cần phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng ngành và sức mạnh tổng hợp, kết hợp đan xen của các mô hình tạo việc làm, đào tạo và sử dụng NNL như đã phân tích ở trên và vận dụng linh hoạt vào điều kiện ở Bắc Ninh. Sao cho vừa thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của thế giới vào sản xuất đem lại năng suất lao động cao nhưng lại thu hút được nhiều lao động, với chi phí tạo việc làm thấp nhất. Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về đào tạo và sử dụng NNL ở tỉnh Bắc Ninh:

Bài học thứ nhất: Đào tạo và sử dụng NNL có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển KT-XH của một quốc gia, hay một địa phương trong quá trình CNH, HĐH. Để sử dụng có hiệu quả NNL, Bắc Ninh cần phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp và làng nghề, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Vai trò của các khu vực này được đánh giá cao trên nhiều góc độ.

Trước hết và nổi bật nhất là tạo việc làm và tăng thu nhập cho NNL có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và để duy trì cuộc sống cho một bộ phận lớn người lao động ở các vùng nông thôn .

Thư hai, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân, đặc biệt là ở khu vực thành thị.

Thứ ba, các khu vực này góp phần tạo nên sự bình yên cho xã hội. Mặc dù có vai trò quan trọng trong đời sống KT-XH những cụm công nghiệp và làng nghề cũng chứa đựng nhiều vấn đề nan giải: Năng suất, chất lượng thấp;điều kiện lao động không đảm bảo, kể cả nơi làm việc, vệ sinh, an toàn, bảo hiểm; doanh thu không rõ ràng, thường xuyên tìm cách trốn tránh khoản thu của nhà nước; tuỳ tiện gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh, là nơi dễ phát sinh các mầm bệnh và những tệ nạn xã hội. Những vấn đề trên đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách nên có chiến lược như thế nào đối với khu vực này; làm gì để tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động và hạn chế những tiêu cực nảy sinh do quản lý kém và giám sát của pháp luật còn hạn chế.

Phát triển song song, kết hợp và đan xen các ngành kinh tế giữa KCN tập trung với các cụm công nghiệp và làng nghề sẽ là hướng đi đúng đắn, sử dụng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động ở Bắc Ninh trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ CNH, HĐH.

Bài học thứ hai: Xã hội hoá công tác giáo dục và đào tạo nhằm huy động và khai thác các nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, tăng qui mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL, thông qua các chương trình về giáo dục và đào tạo, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, các chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hoá gia đình, ….nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế văn hoá, xã hội. Các chương trình này trong những năm qua đã đóng vai trò quan trọng tạo việc làm cho người lao động Bắc Ninh.

Bài học thứ ba: Việc sử dụng hiệu quả NNL dồi dào của Bắc Ninh là nguồn gốc thành công trong phát triển KT-XH của địa phương. Phát triển các KCN, NNL dồi dào thì Bắc Ninh cần lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động để phát triển sản xuất, đồng thời tích cực đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động để

cung cấp cho các KCN tập trung và các cụm công nghiệp. Khuyến khích xuất khẩu các loại hàng hoá sử dụng nhiều lao động: đồ gỗ Đồng Kỵ, hàng may mặc, mây tre đan, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ.

Bài học thứ tư: Đào tạo và sử dụng NNL trong từng thời kỳ cần xây dựng kế hoạch cụ thể. Giờ đây chất lượng NNL đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào NNL có thể đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó Bắc Ninh cần đầu tư cho đào tạo và phát triển NNL phục vụ cho các KCN và làng nghề.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w