CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH BẮC NIN H 3.1 Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 76 - 78)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH BẮC NIN H 3.1 Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL.

3.1. Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL.

Từ lý luận đã phân tích ở chương 1 và phần thực tiễn đào tạo và sử dụng NNL ở tỉnh Bắc Ninh mà luận văn đã làm rõ ở chương 2, ở đây tác giả sẽ phân tích phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng NNL ở tỉnh Bắc Ninh theo phương hướng chung của CNH-HĐH làm căn cứ xuất phát.

3.1.1.Mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010.

Trên cơ sở nhận định tình hình chung và đánh giá sự phát triển NNL, Bắc Ninh đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thời kỳ 2000-2010, phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp, trong đó chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH(nhất là CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn), tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Cụ thể:

- Đối với nông nghiệp nông thôn: Phát triển theo hướng xây dựng nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở sử dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng của các tiểu vùng kinh tế trong tỉnh, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp.

-Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến nông-lâm sản trên cơ sở phát huy thế mạnh của nông nghiệp. Tập trung vào công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp và đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng ở nông thôn. Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao như đồ uống, dệt may, da giày. Ưu tiên các ngành sản xuất: vật liệu xây dựng, cơ khí, điện máy, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt chú ý các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu như thêu ren, tơ tằm. Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị, giữ gìn bảo tồn các di sản thiên nhiên, các

công trình văn hóa, di tích lịch sử và bảo vệ sinh thái. Chuyển mạnh nền công nghiệp từ chủ yếu là gia công hiện nay sang sản xuất hiện đại để đạt giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, căn cứ vào tiềm năng nguyên liệu và nguồn lực lao động, Bắc Ninh cần ưu tiên đầu tư phát triển vào tiềm năng nguyên liệu và nguồn lực lao động, Bắc Ninh cần ưu tiên đầu tư phát triển vào các nhóm ngành như:

+ Công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và đồ uống. + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Công nghiệp cơ khí (chế tạo và sửa chữa).

+ Công nghiệp hàng tiêu dùng (may mặc, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ) và các sản phẩm phục vụ lễ hội, du lịch.

+ Tạo điều kiện phát triển các làng nghề, các ngành nghề thủ công gắn với công nghệ mới.

-Đối với thương mại và du lịch: Tập trung quy hoạch xây dựng mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn gắn với thị trường Hà Nội, các tỉnh và nước ngoài. Liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất nắm vững nguồn hàng để trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm đảm bảo uy tín. Giữ vững và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Xuất khẩu với đầu tư phải gắn với vùng nguyên liệu nông sản, công nghiệp tập trung của tỉnh để từng bước tạo mặt hàng chủ lực.

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tăng cường đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các dự án huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho du lịch.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, trong thời gian tới ở Bắc Ninh cần đạt là: Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt 7,5% - 8%/ năm giai đoạn 2001-2005 và 9% - 10% giai đoạn 2006 -2010.

Bảng 3.1. Dự báo cơ cấu ngành kinh tế trong GDP.

Đơn vị tính: %

Thời gian Ngành kinh tế

2005 2010

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 25,7 14

Công nghiệp và xây dựng 47,1 55

Dịch vụ 27,2 31

Nguồn:Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh năm 2005[12].

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 80 triệu USD, năm 2010 là 200 triệu

USD.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu VNĐ vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w