Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý CTNH 1 Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH

2.3.Trách nhiệm của chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

Theo quy định của Thông tư 12, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở được cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH để thực hiện việc lưu giữ tạm thời, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu hủy CTNH. Ngoài việc phải làm thủ tục để được cấp giấy phép quản lý CTNH, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH còn phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

Một là: Thực hiện đúng nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi

trường đã được phê duyệt và thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ CTNH.

Hai là: Chỉ được phép ký hợp đồng xử lý, tiêu hủy CTNH với các chủ

nguồn thải trên địa bàn hoạt động được phép theo quy định trong giấy phép quản lý CTNH và chỉ tiếp nhận xử lý, tiêu hủy số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ đã thống nhất khai và các quy định trong giấy phép quản lý CTNH.

Ba là: Trường hợp chủ xử lý, tiêu hủy đồng thời là chủ nguồn thải

và/hoặc có nhu cầu hành nghề vận chuyển thì phải có đủ điều kiện hành nghề vận chuyển theo quy định pháp luật và phải làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và/hoặc giấy phép hành nghề vận chuyển.

Để thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTNH, pháp luật còn quy định chủ xử lý và tiêu hủy chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường Trung ương, địa phương. Ngoài ra, chủ thể này có nghĩa vụ: lưu trữ toàn bộ chứng từ, tài liệu, hồ sơ trong thời hạn 05 năm; định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên theo đúng kế hoạch dào tạo; triển khai thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và khi chấm dứt hoạt động phải thông báo bằng văn bản và nộp lại giấy phép cho CQCP. Một yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể trên nữa, đó là họ phải thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố và các kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; hoàn thành những công việc còn tồn đọng, bảo đảm thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.

Đối với các loại CTNH đặc thù như chất thải rắn nguy hại, chất thải y tế nguy hại, ngoài việc tuân thủ những quy định chung ở trên, các chủ thể có liên quan phải tuân thủ sự hướng dẫn của những văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề đó. Ví dụ: Nghị định số 59/2007/NĐ–CP ngày 09/04/2007 về quản lý

chất thải rắn và Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ–BYT ngày 30/11/2007.

Các quy định pháp luật về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến quản lý CTNH nêu trên cho thấy, so với quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ–TTg, nội dung của Thông tư 12 quy định về vấn đề này rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trách nhiệm của các chủ thể trong từng công đoạn quản lý CTNH rất cao. Song song với quá trình đó luôn có sự xuất hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Bằng việc định ra các chuẩn mực xử sự, pháp luật buộc các chủ thể có trách nhiệm với hoạt động của mình cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những quy định này đã gây khó khăn cho các chủ thể trên. Bởi, khi thực hiện đúng những quy định đó thì bản thân các chủ thể này cũng được lợi, họ không phải chịu những chế tài do hành vi trái pháp luật gây ra. Hơn nữa, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình quản lý CTNH như: họ có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký và hoàn thiện các điều kiện hành nghề… Ngoài ra, còn rất nhiều những quy định khác của pháp luật với tính chất mở đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động quản lý CTNH.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (Trang 35 - 37)