Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý CTNH

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

1. Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý CTNH Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý CTNH

1.4.Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý CTNH

Bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của quốc gia cũng không thể thiếu vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước. Là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam nên môi trường rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước. Hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng ở Việt Nam được tiến hành bởi hệ thống cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương. Có thể phân chia các cơ quan bảo vệ môi trường theo chiều dọc như sau:

Một là: Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chung về bảo vệ môi trường.

Hệ thống cơ quan này bao gồm Chính phủ và UBND các cấp. Trong đó, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của cả nước. Điều 110 Hiến pháp 1992 quy định: Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, Phó Phủ tướng Chính phủ, các

bộ trưởng và các thành viên khác được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của đất nước và chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, UBND là cơ quan do Hội đồng nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. UBND các cấp có quyền thành lập các cơ quan chuyên môn khác nhau như: Sở, Phòng, Ban tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương mình.

Hai là: Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn về bảo vệ môi trường.

Đây là hệ thống cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề chuyên ngành về môi trường. Hệ thống cơ quan này được tổ chức khá chặt chẽ ở hai cấp:

- Cấp Trung ương: Cơ quan đầu mối chuyên môn cao nhất về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước là BTNMT. Quản lý CTNH là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp nên ngoài việc quy định BTNMT là cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về môi trường, pháp luật còn quy định về nhiệm vụ của các Bộ chuyên ngành khác như: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính… Theo đó, các cơ quan này trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với BTNMT để hoạt động quản lý CTNH đạt được kết quả tốt nhất. Ví dụ, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng thể về ngân sách Nhà nước, do đó quan tâm đến vấn đề đầu tư vào quản lý CTNH và việc áp dụng các công cụ kinh tế vào lĩnh vực này; Bộ Công thương chịu trách nhiệm chính về việc kiểm tra và giám sát chất thải công nghiệp; Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về việc thu gom và thải bỏ các chất thải rắn, chất thải xây dựng và chủ trì, phối hợp với BTNMT và UBND cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp CTNH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc giám sát và kiểm tra ô

nhiễm từ các phương tiện vận tải, sự lan truyền của các chất có hại về mặt môi trường và ứng phó với những sự cố do phương tiện giao thông vận tải gây ra…

- Cấp địa phương: Các cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường ở địa phương bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường ở cấp tỉnh, Phòng Bảo vệ môi trường ở cấp Huyện và cán bộ tài nguyên môi trường ở cấp xã. Đây là hệ thống cơ quan được hình thành trên cơ sở các cơ quan quản lý đất đai trước đây. Hiện nay, các cơ quan này sẽ thực hiện thống nhất quản lý môi trường ở địa phương, bao gồm các vấn đề quản lý về đất đai, về khoáng sản, về tài nguyên nước…

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (Trang 29 - 31)