Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Trang 37 - 39)

Cũng tương tự như hình thức ĐTTTRNN, việc nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực nào của nước tiếp nhận đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào quy định của nước sở tại. Theo thông lệ quốc tế, Luật đầu tư của các nước đều có quy định cụ thể lĩnh vực mà họ cấp phép đầu tư nước ngoài, lĩnh vực mà họ khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư đồng thời cũng quy định các lĩnh vực không cấp phép đầu tư. Trong hoạt động ĐTTTRNN các nước cũng có những quy định về khuyến khích đầu tư. Các quốc gia thiếu tài nguyên thường khuyến khích doanh nghiệp nước mình đầu tư vào các lĩnh vực có thể tận dụng được tài nguyên thiên nhiên của nước sở tại như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Vì vậy, khi đầu tư vào bất cứ quốc gia nào, nhà đầu tư đều phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ vấn đề này tại Luật đầu tư của nước đó. Tuy nhiên, khi ĐTRNN nhà đầu tư còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực ĐTTTRNN.

Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được ĐTTTRNN trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để thúc đẩy sự phát triển cân đối trong các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, thực hiện có hiệu quả mục đích của Luật đầu tư, Điều 75 Luật đầu tư 2005 cũng có những quy định về khuyến khích đầu tư và cấm đầu tư cụ thể như sau:

- Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam ĐTRNN đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Nhà nước Việt Nam không cấp phép ĐTRNN đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào, nếu không có chính sách sử dụng nguồn lao động đó, không những rất lãng phí mà tệ nạn xã hội sẽ ngày càng gia tăng. Nên đối với lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động

cần được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi bằng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ. Không những vậy, ở Việt Nam hiện nay còn có hàng chục làng nghề truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, khảm trai, mỹ nghệ… cũng là 1 trong những thế mạnh cần được mở rộng, hướng ra thị trường thế giới nhằm cải thiện đời sống người nông dân, thay đổi cơ chế sản xuất nhỏ lẻ tạo nên cơ chế sản xuất chuyên nghiệp hơn, rộng lớn hơn, phù hợp với xu thế vận động toàn cầu. Ngoài ra pháp luật khuyến khích ĐTRNN đối với lĩnh vực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư, đây là hướng đi đúng đắn mà tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới nhưng không có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sử dụng khi tiến hành ĐTRNN.

Đối với những lĩnh vực đầu tư làm tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ cũng được nhà nước khuyến khích. Bởi như vậy hoạt động ĐTRNN của các nhà đầu tư không chỉ thu lại nhiều lợi nhuận cho đất nước mà còn là đòn bẩy đẩy mạnh các hoạt động kinh tế quan trọng khác phát triển.

Bên cạnh lĩnh vực khuyến khích đầu tư, nhà nước còn quy định những lĩnh vực cấm cấp phép đầu tư nhằm đảm bảo bí mật an ninh quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam bởi suy cho cùng tất cả các hoạt động của nhà nước đều nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng đất nước Việt Nam ổn định, hoà bình và phát triển. Vì vậy, phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị đất nước. Không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ lợi ích lâu dài, bảo vệ tổ quốc và lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của quốc gia.

Đây là quy định mới so với NĐ 22 năm 1999 đảm bảo việc đầu tư có quy hoạch, đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và cho xã hội. Tuy nhiên điểm hạn chế dễ nhận thấy sau khi đi vào thực hiện là các quy định này chỉ mới dừng lại ở tính chất là các quy định khung. Cho đến NĐ 78 năm 2006 cũng không hề có các quy định cụ thể về danh mục các lĩnh vực được khuyến khích, hạn chế, cấm ĐTTTRNN. Điều này làm cho các quy định của pháp luật ĐTRNN ít có tính khả thi, chỉ mang

tính hình thức, dẫn đến không tạo ra được động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ĐTTTRNN.

Thực tiễn cho thấy trong năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (17 dự án, vốn đầu tư 156,8 triệu USD), chiếm 35,9% về vốn dự án và 40% về vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực công ngiệp (23 dự án, vốn đầu tư 147,1 triệu USD) chiếm 26% về số dự án và 37,6% về vốn đầu tư đăng ký. Số vốn còn lại đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ [25]. Những số liệu của năm 2007 cho thấy xu thế ĐTRNN của Việt Nam đang gia tăng và tình hình ĐTRNN sẽ còn sôi động hơn nữa trong năm 2008.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w