Những tồn tại trong hoạt động giám sát của Hội đông nhân dân các

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 31 - 35)

5. Kết cấu tiểu luận luận

2.1.2.Những tồn tại trong hoạt động giám sát của Hội đông nhân dân các

a. Về mặt pháp luật:

Hoạt động giám sát của HĐND các cấp trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được góp phần đảm bảo cho chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất thì do nhiều nguyên nhân khác nhau ( trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ những quy định pháp luật chưa phù hợp, chưa sát với thực tế ) làm cho hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND vẫn còn có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước ở địa phương.

Cho đến nay Nhà nước chưa ban hành một văn bản pháp luật cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND, vì thế hạn chế tính thống nhất trong việc thực hiện hoạt động giám sát cũng như hiệu quả của hoạt động giám sát. Với sự ra đời của Luật tổ chức HĐND và UBND 2003, hoạt động giám sát của HĐND từng bước được đề cao. Song các quy định trong Luật mới chỉ dừng lại ở những điều khoản rất chung chung, chưa xây dựng được một hành lang pháp lý đủ mạnh tạo điều kiện cho công tác giám sát được tiến hành thống nhất, đảm bảo tính chất của hoạt động giám sát ở tầm vĩ mô, đó là lấy pháp luật, Nghị quyết của HĐND làm căn cứ đánh giá tính đúng sai mà không đi sâu chi tiết vào các nghiệp vụ cụ thể như thủ tục, trình tự, các chế tài, biện pháp đảm bảo thực hiện. Pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ ràng một cơ chế hữu hiệu để giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan, cá nhân có quyền giám sát với cơ quan chịu sự giám sát, mà mới chỉ dừng lại ở việc xác định thẩm quyền giám sát và cơ chế giải quyết các mối liên hệ đó một cách chung chung mà thôi. Một khi Luật ( Pháp lệnh ) giám sát chưa được ban hành thì căn cứ pháp lý để HĐND thực hiện quyền giám sát mới chỉ là Luật tổ chức HĐND và UBND 2003. Vì thế thiếu hẳn đi những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cơ quan giám sát, cơ quan chịu sự giám sát của HĐND và những chế tài kèm theo. Điều đó tất yếu

dẫn đến hiệu lực của những yêu cầu, kiến nghị sau giám sát còn thấp nếu không muốn nói là lời góp ý.

b. Cơ chế bảo đảm thực hiện:

Có thể hiểu cơ chế đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát của HĐND các cấp là toàn bộ hệ thống những quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, chủ thể tiến hành giám sát và mối quan hệ giữa các chủ thể này với nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo quy định. Cơ chế đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát của HĐND hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho hiệu quả giám sát của HĐND còn thấp, biểu hiện:

Các quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong nhiệm vụ xử lý những vấn đề đã phát hiện qua hoạt động giám sát. Sự phân biệt thẩm quyền giám sát cũng không được đề cập vì vậy ngay trong việc lập kế hoạch, chương trình giám sát đã không có sự thống nhất dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong công tác giám sát.

Lâu nay chúng ta vẫn bị động trong công tác phối hợp hoạt động giám sát giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, chưa có kế hoạch thống nhất cụ thể mà nguyên nhân chính là do cơ chế bảo đảm thực hiện phối hợp giám sát chưa được quy định một cách cụ thể. Kết quả giám sát cho thấy còn nhiều sai phạm, yếu kém trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, song do chưa có quy định về cơ chế xử lý dẫn đến hiệu quả giám sát thấp.

Hiện nay chưa có Luật (Pháp lệnh) về hoạt động giám sát nên chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, loại văn bản do Thưòng trực HĐND, các Ban HĐND được ban hành trước trong và sau giám sát, tính quy phạm của các văn bản đó ra sao. Đặc biệt những kiến nghị, đề nghị của Thường trực HĐND, các Ban HĐND đối với các cơ quan, đơn vị thuộc đối tưọng giám sát thì chế tài mới chỉ dừng lại ở quy định: “yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm”.( Điều 81 Luật tổ chức HĐND và

UBND 2003). Mặt khác nếu như những kiến nghị là sai thì cũng chưa có quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về cơ chế phản hồi, phản bác, giải trình.

Đối với hoạt động giám sát của đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND các cấp hiện nay hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm vì vậy rất khó khăn cho đại biểu vì cùng một lúc phải thực hiện tốt nhiệm vụ trên nhiều cương vị xã hội khác nhau, lại càng không có thời gian để toàn tâm, toàn lực thực hiện tốt vai trò là chủ thể tiến hành hoạt động giám sát của HĐND các cấp.

c. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân còn mang nặng tính hình thức:

Không thể phủ nhận rằng HĐND các cấp ngày càng được củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động, nhất là hoạt động giám sát đã có những chuyển biến tích cực song vẫn còn mang nặng tính hình thức. Nhận xét về vấn đề này, trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết toàn quốc về HĐND và UBND năm 1998 đồng chí Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động giám sát chưa cao. Việc đôn đốc kiểm tra thực hiện các kiến nghị sau giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Việc giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân chưa đáp ứng mong mỏi của nhân dân. Vì thế không tránh khỏi hình thức và chưa thực quyền so với quy định của luật” [9]. Đến Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND (từ ngày 19/3/2003 đến 21/3/2003) trong bài phát biểu tại Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tiếp tục chỉ rõ: "Hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động giám sát chưa cao, ít nhiều còn mang tính hình thức. Việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, các kiến nghị sau giám sát chưa đựơc coi trọng đúng mức” [20,tr.193].

Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện nay hoạt động giám sát của HĐND vẫn đang là khâu yếu, chưa bắt kịp với đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ. Trước hết tính hình thức trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp được thể hiện ở nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động giám sát chưa thật đúng tầm và thống nhất. Giám sát là hình thức thực thi quyền lực của cơ quan quyền

lực Nhà nước, là hoạt động thể hiện vai trò chỉ đạo của HĐND với chính quyền địa phương nhằm phát huy những mặt tốt, phòng ngừa những tiêu cực, vi phạm và đề ra những giải pháp khắc phục. Qua giám sát HĐND còn thực hiện nhiệm vụ tự giám sát mình để kịp thời điều chỉnh những quyết định cho sát thực, kịp thời hơn. Song không ít lãnh đạo cơ quan, tổ chức còn có biểu hiện cho rằng giám sát là tìm tòi khuyết điểm, cá biệt còn cho là gây khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan liên quan. Từ đó phát sinh tâm tư không cởi mở, không báo cáo theo yêu cầu, làm cho việc xem xét đánh giá thiếu cơ sở khách quan.

Cũng do nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động giám sát chưa đầy đủ và đồng đều. Khái niệm thế nào là một cuộc giám sát, hay giám sát khác với các cuộc làm việc có tính chất kiểm tra đôn đốc, kiểm sát ở chỗ nào cũng chưa được phân tích rõ ràng dẫn đến hiệu lực giám sát thấp, nhất là việc thực hiện những kiến nghị qua giám sát còn nhiều hạn chế. Vì vậy, khi nhận được những kiến nghị của HĐND sau giám sát thì chưa tập trung xem xét, giải quyết một cách nghiêm túc, kịp thời dẫn đến hiệu quả là: Giám sát không đi kèm với quy kết trách nhiệm đối với cơ quan bị giám sát sẽ làm phai nhạt vai trò của cơ quan có quyền giám sát. Không làm rõ trách nhiệm của cơ quan bị giám sát sẽ dẫn đến triệt tiêu hiệu quả giám sát.

Do trình độ, kinh nghiệm của người đại diện cho nhân dân còn hạn chế, chưa dành nhiều thời gian cho công tác giám sát nên hoạt động giám sát chưa bao quát được mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thi hành pháp luật ở địa phương. Kỹ năng giám sát về một số lĩnh vực chuyên sâu còn hạn chế điều đó khiến cho hoạt động giám sát của HĐND không tránh khỏi hình thức. Trên thực tế nhiều đại biểu HĐND trong các kỳ họp không phát biểu ý kiến, không góp ý, thậm chí chỉ đến ngồi họp, giơ tay biểu quyết khi HĐND lấy ý kiến rồi ra về. Điều này xuất phát từ sự yếu kém về năng lực, trình độ, tâm lý ngại va chạm, không dám đấu tranh của đại biểu.

Một điều đáng chú ý là pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND rất lớn và nặng nề, nhưng công tác tổ

chức và cán bộ còn bất cập. Hầu hết thành viên của các Ban đều hoạt động kiêm nhiệm ( kể cả lãnh đạo Ban), chuyên viên giúp việc còn hạn chế về chất lượng và số lượng. Chuyên viên HĐND là người tham mưu tích cực giúp Thường trực HĐND và các Ban HĐND trong hoạt động giám sát nhưng việc tăng cường bồi dưỡng, tập huấn đối với đội ngũ này còn hạn chế, hình thức.

Đối với hoạt động giám sát của HĐND thông qua hình thức chất vấn - một hình thức giám sát quan trọng của HĐND được đánh giá là ngày càng có hiệu quả cao, thể hiện tính dân chủ và khách quan trong hoạt động giám sát, thì do những quy định về trách nhiệm pháp lý của người bị chất vấn mới chỉ dừng lại ở việc người bị chất vấn phải trả lời chất vấn, còn việc thực hiện những biện pháp khắc phục những sai phạm thì lại không được đề cập rõ. Chính điều này làm cho chất vấn, trả lời chất vấn trở nên hình thức ( nội dung trả lời chất vấn nặng về giải thích, đổ lỗi cho khách quan, đôi khi được coi là cơ hội để báo cáo thành tích…)

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 31 - 35)