3 Cơ cấu tổ chức của Hội sở chính Habubank

Một phần của tài liệu “ Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 66 - 70)

2.1.Những nét chung về Habubank

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Hội sở chính Habubank

Ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính Habubank như sau:

Tổng Giám Đốc điều hành HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Các phòng ban chức năng Phó tổng Giám Đốc Phòng kế hoạch Phòng tổ chức Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng thẩm định Phòng kế toán Phòng marketing Phòng công nghệ thông tin

Phòng kiểm soát Phòng thanh toán quốc tế Phòng phát triển dịch vụ thẻ

Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Đặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lí rủi ro hiệu quả.

Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lí rủi ro sao cho cân băng được mối quan hệ rủi ro- lợi nhuận trước hết đòi hỏi, ột cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lí rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu còng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.

Thành viên Hội đồng quản trị trong năm tài chính và vào ngày lập báo cáo này như sau:

• Ông Nguyễn Văn Bảng : chủ tịch, được tái bổ nhiệm ngày 16/1/2003 • Ông Nguyễn Đường Tuấn: thành viên, được tái bổ nhiệm ngày 16/1/2003 • Ông Đỗ Trọng Thắng: thành viên, được tái bổ nhiệm ngày 16/1/2003 • Bà Dương Thị Thu Hà: thành viên, được tái bổ nhiệm ngày 16/1/2003 • Ông Nguyễn Tuấn Minh: thành viên, được tái bổ nhiệm ngày 16/1/2003 +) BAN ĐIỀU HÀNH:

• Bà Bùi Thị Mai : tổng giám đốc, tham gia Habubank từ năm 1995, đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 2002, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng.

• Ông Đỗ Trọng Thắng: phó tổng giám đốc, chuyên viên kinh tế và quản lý tài chính doanh nghiệp, được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng giám đốc, phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng.

• Bà Nguyễn Thị Kim Oanh: phó Tổng giám đốc, bắt đầu công tác tại Habubank từ năm 1989, từ ngày 2/6/2003 được tín nhiệm bầu giữ chức phó Tổng giám đốc, phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ.

• Bà Lê Thu Hương: phó tổng giám đốc, thạc sỹ quan hệ đối ngoại, cử nhân kinh tế, phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh TP Hồ Chí Minh.

• Bà Nguyễn Dự Hương: phó Tổng giám đốc, cử nhân kinh tế, phụ trách mảng Dịch vụ Ngân hàng cá nhân.

• Bà Nguyễn Thị Bích Thủy ;phó Tổng giám đốc, cử nhân kinh tế, phụ trách mảng nguồn vốn –ngoại hối –ngân quỹ.

• Ông Nguyễn Tuấn Minh: phó Tổng giám đốc, cử nhân Quan hệ quốc tế và cử nhân luật, phụ trách mảng Pháp chế- tuân thủ-đầu tư.

2.1. 4. Vốn điều lệ

Kể từ ngày thành lập, vốn điều lệ của ngân hàng liên tục được tăng qua các thời kỳ như sau:

đồng) Nước Việt Nam chấp thuận theo 50.000 Quyết định số 58/QĐ- NHNN5 18 / 3 /1996 57.000 Quyết định số 443/1999/QĐ-NHNN5 21/12/1999 63.170 Quyết định số 424/2000/QĐ-NHNN5 22/9/2000 70.000 Quyết định số 498/2000/QĐ-NHNN5 5/12/2000 71.044 Quyết định số 87/NHNN- QLTD 5/12/2002 80.000 Quyết định số 576/NHNN- QLTD 6/9/2002 120.000 Quyết định số 170/NHNN- QLTD 7/4/2003 200.000 Quyết định số 45/NHNN- HAN7 11/2/2004 300.000 Quyết định số 89/NHNN- HAN7 21/1/2005 500.000 Quyết định số 73/NHNN- HAN7 24/1/2006 900.000 Quyết định số 388/NHNN- HAN7 24/5/2006 1.000.000 Quyết định số 819/NHNN- HAN7 27/10/2006

Tới nay, qua nhiều năm hoạt động, Ngày 25/12/2007 vừa qua, Hội đồng quản trị Habubank đã chính thức thông báo việc hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu đợt II. Đây là mục tiêu đã được Đại hội cổ đông đặt ra từ đầu năm 2007. Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong năm vừa qua.

Việc tăng vốn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập WTO, nhất là khi thị trường tài chính tiền tệ đã có những dấu hiệu cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, đây còng là minh chứng cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của Habubank khi vốn điều lệ tăng gấp đôi so với năm 2006. Có thể nói 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nhanh,

mạnh với các chỉ số tăng từ 30% đến 100% cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ghi nhận sự phát triển toàn diện của Habubank. Việc tăng vốn lần này là một trong những bước chiến lược nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, chuẩn bị cho việc ra đời các sản phẩm cạnh tranh của Habubank trong thời gian tới.

Nói về kế hoạch từ nay đến năm 2010, bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank cho biết: “Mục tiêu gần nhất trong năm 2008 của Habubank là tiếp tục củng cổ năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Habubank phấn đấu nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng vào năm 2010 để tăng cường khả năng cạnh tranh. Còng trong năm 2008, Habubank sẽ có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán”.

Một phần của tài liệu “ Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 66 - 70)