Các khoản chi tiêu khác.

Một phần của tài liệu “ Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 38)

1. 2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.

1.2.3.2. Các khoản chi tiêu khác.

Bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay…

- Điểm của khách hàng: thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng... Ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp, khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tieu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng. Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn.

- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa dc coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.

- Tính kém đa dạng của tín dụng: đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa.

- Mất ổn định vĩ mô: chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn đinh, thiên tai… đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vậy, mất ổn định vĩ mô được ngân hàng Xem là một nội dung phản ánh rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu “ Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w