Phương pháp tập trung năng lượng và các dạng trạm thuỷ điện

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn NLM và TT trên tỉnh Thái Nguyên vào lưới điện của tỉnh (Trang 63 - 65)

- Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có công suất thiết kế 2x50MW, đã đưa vào vận hành năm 2006.

a. Phương pháp tập trung năng lượng và các dạng trạm thuỷ điện

Các con sông suối chảy từ nguồn xuống biển đều mang theo một tiềm năng về năng lượng ( gọi là thuỷ năng ). Thông thường nguồn thuỷ năng này phụ thuộc vào độ dốc sông suối và lưu lượng nước chảy qua. Nguồn thuỷ năng có thể phân bố đều hoặc không đều trên một đoạn sông suối. Để tập trung năng lượng của dòng chảy, nghĩa là để tạo được độ chênh mực nước giữa thượng lưu (TL) và hạ lưu (HL) người ta sử dụng ba phương pháp ứng với ba kiểu trạm thuỷ điện sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ---  61  ---

Phương pháp này là đắp đập tạo nên độ chênh mực nước giữa ( TL) và hạ lưu ( HL). Đập có nhiều loại: Đập đất, đập đá, đập bê tông. Còn trạm thuỷ điện có thể bố trí sau đập hay trong lòng đập. Trạm thuỷ điện này gọi là trạm thuỷ điện sau đập hay trạm thuỷ điện trong lòng đập. Vì độ cao đập hạn chế nên phương pháp này được sử dụng chỉ cho các đoạn sông suối có độ dốc nhỏ. Cột nước toàn phần của trạm thuỷ điện được xác định bằng hiệu mực nước thượng lưu và hạ lưu:

HTp = TL - HL

* Phương pháp tập trung năng lượng bằng đường dẫn

Phương pháp này sử dụng đường dẫn để tạo độ chênh mực nước giữa thượng lưu TL và hạ lưu HL. Trạm thuỷ điện này gọi là trạm thuỷ điện đường dẫn. Đường dẫn có thể bằng đường ống hoặc kênh dẫn. Trạm thuỷ điện dạng này thích hợp với các con sông suối có độ dốc lớn hay có bậc thác.

Hình 3.1. Mô hình tập trung năng lượng bằng đập ngăn

---  62  ---

* Phương pháp tổng hợp tập trung năng lượng dòng chảy

Phương pháp này tạo độ chênh mực nước bằng đập ngăn và bằng đường dẫn đối với đoạn sông có độ dốc khác nhau. Độ chênh mực nước của trạm bằng tổng độ chênh mực nước đập tạo nên và độ chênh của đường dẫn.

Trạm thuỷ điện dạng này gọi là trạm thuỷ điện tổng hợp. Cột áp toàn phần được xác định bằng tổng cột áp do đập và đường dẫn tạo nên:

HTp = TL - HL = Hdap + Hd.dẫn

Trong ba kiểu trạm trên thì kiểu trạm thuỷ điện nhỏ đường dẫn được ưu tiên chọn so với các kiểu khác vì hệ thống sông suối của Thái Nguyên có độ dốc lớn và kiểu trạm này không xảy ra mâu thuẫn với dân sở tại về đất đai do kiểu trạm này không làm thay đổi dòng chính, giữ nguyên đường thoát lũ, không ảnh hưởng đến quyền lợi của dân chúng trong vùng ( di dân, tái định cư, môi trường sinh thái...).

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn NLM và TT trên tỉnh Thái Nguyên vào lưới điện của tỉnh (Trang 63 - 65)