- Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có công suất thiết kế 2x50MW, đã đưa vào vận hành năm 2006.
b. Khả năng cung cấp củi gỗ
Khả năng cung cấp củi gỗ chỉ là một phần của tiềm năng gỗ sinh khối. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, khả năng này chỉ được tính khoảng 25 – 30 % tăng trưởng hàng năm của tổng gỗ sinh học. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, do rừng bị tàn phá nặng nề, bởi vậy theo chủ trương hạn chế khai thác rừng của nhà nước và dự án cụ thể về đóng cửa rừng của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (tháng 6 năm 1997), thì rừng đặc dụng không tác động, rừng sản xuất và rừng phòng hộ chỉ được phép khai thác rất hạn chế (như cây xấu, cây cong, chèn ép do mật độ cây quá dày …)
Khả năng khai thác gỗ củi theo từng hạng đất được đánh giá như sau: - Đối với rừng tự nhiên chỉ 1 tấn/ha.năm
- Rừng trồng khoảng 50% lượng tăng trưởng - Từ đất trồng đồi trọc ước tính 0,5tấn/ha.năm
- Từ cây trồng phân tán khoảng 50% lượng tăng trưởng
- Từ các loại cây công nghiệp, ăn quả lâu năm khoảng 0,5-1tấn/ha.năm tùy từng loại cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn --- 47 ---
Để sơ bộ đánh giá ta sử dụng phương pháp tính trực tiếp như sau:
* Khả năng cung cấp sinh khối của rừng tự nhiên:
Theo đề án đóng cửa rừng tự nhiên của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 6/1997, hiện nay chính phủ có chủ trương hạn chế khai thác rừng tự nhiên, rừng đặc dụng không được phép tác động, chỉ được phép khai thác một số khu rừng sản xuất nhất định. Đối với phần lớn rừng sản xuất và rừng phòng hộ còn lại không được phép khai thác, song cũng cần có tác động các biện pháp lâm sinh để nâng cao chất lượng của rừng. Được phép chặt cây sâu bệnh, cây cong queo, cây chèn ép, cây mục, củi khô. Ước tính sản lượng lấy ra là 1tấn/ha/năm.
Tổng sản lượng củi lấy ra từ rừng tự nhiên 103 774,3 tấn.
* Khả năng cung cấp sinh khối từ rừng trồng:
Cũng như rừng tự nhiên, rừng trồng cũng được phân ra theo công dụng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng, với giả định lượng tăng trưởng bình quân năm là 10m3/ha, lượng củi lấy ra là 50% lượng tăng trưởng, tỷ trọng 0,7tấn/m3. Như vậy rừng trồng có khả năng cung cấp 3,5tấn củi/ha/năm.
Tổng sản lượng lấy củi lấy ra từ rừng trồng là: 48500,3.3,5 = 169 751,05tấn
* Khả năng cung cấp sinh khối từ đồi trọc:
Đây là loại rừng đã bị khai thác hết gỗ, chỉ còn lại trảng cỏ hay cây bụi. Nếu khoanh nuôi bảo vệ tốt loại rừng này sẽ phát triển và cho sản lượng củi ước tính 0,5tấn/ha/năm
Tổng sản lượng lấy ra từ đồi trọc là: 0,5. 53533,6 = 26 766,8tấn
* Khả năng cung cấp sinh khối từ cây trồng phân tán
Cây trồng phân tán gồm các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản trồng phân tán trong thôn, xóm, vườn nhà, đường giao thông, bờ kênh rạch … Với mục đích tận dụng mọi loại đất có thể cung cấp gỗ củi là chủ yếu. Lượng tăng trưởng bình quân năm của loại cây lấy gỗ và cây ăn quả là 6m3/ha, sử dụng củi 50% lượng tăng trưởng, tỷ trọng 0,7tấn/m3. Như vậy cây trồng phân tán có khả năng cung cấp 2tấn củi/ha/năm.
--- 48 ---
* Sinh khối từ cây công nghiệp và cây ăn quả trồng tập trung:
Các loại cây này bao gồm: chè, nhãn, vải, cam, chanh …
- Cây chè: Việc chăm sóc, tỉa cành hàng năm cho thu hoạch một lượng củi đáng kể, bình quân 0,5tấn củi/ha/năm
- Các loại cây ăn quả khác: Lượng củi do tỉa cành, nhánh hàng năm ước tính 1tấn/ha
Tổng sản lượng củi từ cây chè và cây ăn quả trông tập trung là: 15000.0,5 +
10500.1 = 18 000 tấn
* Sinh khối từ phế thải, phế liệu gỗ:
Phế thải trong chế biến gỗ bao gồm: mùn cưa, bìa bắp, đầu mẩu, vỏ bào. Số phế liệu này chiếm tới 60% lượng gỗ tròn đưa vào chế biến
Lượng gỗ xẻ là: 12031 m3, lượng phế thải tương đương là: (12031m3: 40).60.0,7 tấn/m3
= 12 632,55 tấn