Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn NLM và TT trên tỉnh Thái Nguyên vào lưới điện của tỉnh (Trang 62 - 63)

- Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn có công suất thiết kế 2x50MW, đã đưa vào vận hành năm 2006.

b. Tiềm năng kinh tế kỹ thuật

3.2.1. Năng lƣợng thuỷ điện nhỏ

3.2.1.1.Thuỷ điện nhỏ là công nghệ số một đối với Thái Nguyên

Thuỷ điện nhỏ được coi là công nghệ số một đối với Thái Nguyên bởi các lý do sau đây:

- Do đặc điểm tự nhiên Thái Nguyên phần lớn diện tích là đồi núi, độ dốc cao, hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng mưa hàng năm lớn tạo cho Tỉnh một tiềm năng lớn về thuỷ điện nhỏ ( Chương 2).

- Thái Nguyên có tiềm năng thủy điện phân bố đều trên toàn bộ diện tích của tỉnh, việc xác định vị trí đặt trạm không phải là vấn đề khó khăn. Các vị trí xây dựng thuỷ điện nhỏ đều nằm ở các vùng núi xa xôi, hẻo lánh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điện khí hoá nông thôn miền núi, đảm bảo được công bằng xã hội trong phân trong phân phối năng lượng.

- Điện năng do thuỷ điện tạo ra là nguồn điện sạch, không có phát thải độc hại. Đa số các nhà máy thuỷ điện có chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tốt, chi phí xây dựng không đắt hơn là bao so với nhiệt điện. Nguồn điện do thủy điện nhỏ cung cấp phù hợp với nhu cầu dùng điện của địa phương cả về quy mô và mức độ an toàn cung cấp điện.

- Giá thành sản xuất điện năng của thuỷ điện nhỏ rẻ hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác và chỉ bằng khoảng 10 – 20 % giá thành sản xuất của nhà máy nhiệt điện. Trong xây dựng trạm không xảy ra vấn đề về sinh thái, không ảnh hưởng đến quyền lợi của dân chúng trong vùng.

- Các tính toán về chế độ làm việc, các chỉ tiêu chịu lực của các công trình trạm và tính an toàn của thuỷ điện nhỏ khác với các chỉ tiêu của các trạm thuỷ điện lớn ở mức độ phức tạp.

- Đầu tư ngoại tệ cho thuỷ điện thấp, nhiều thiết bị cho thuỷ điện nhỏ có thể chế tạo trong nước.

- Các công trình thuỷ điện có khả năng sử dụng tổng hợp cao, ngoài phát điện còn phục vụ nhiều mục tiêu khai thác khác như phòng lũ, tưới nước, cấp nước, phát triển thuỷ sản...

---  60  ---

Trên cơ sở tiềm năng to lớn về thuỷ điện nhỏ và những đặc tính ưu việt của nó, thuỷ điện nhỏ được lựa chọn là công nghệ số một đối với Thái Nguyên. Tuy nhiên, thuỷ điện nói chung và thuỷ điện nhỏ nói riêng vẫn còn những hạn chế như:

- Mặc dù thuỷ năng là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và rẻ, nhưng lại là một nguồn năng lượng không ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, vào các điều kiện khí tượng thuỷ văn.

- Công trình thủy điện nhỏ nói chung không đòi hỏi phải có hồ điều tiết lớn nên ít gây ra các tổn thất về môi trường, tài nguyên và kinh tế xã hội cho khu vực xây dựng công trình. Nhưng nó lại lệ thuộc chặt chẽ hơn vào sự thay đổi thất thường của chế độ dòng chảy nên cung cấp năng lượng không ổn định, hiệu quả khai thác thấp. Mặt khác, công trình thủy điện nhỏ có số lượng lớn, với số vốn đầu tư đáng kể cho mỗi công trình. Nếu không chú ý đảm bảo chất lượng trong thiết kế, xây dựng, cung cấp thiết bị, quản lý, vận hành dẫn đến khai thác kém hiệu quả, công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng thì sẽ gây ra lãng phí to lớn về kinh tế.

Qua các phân tích ưu điểm và các hạn chế của thuỷ điện nhỏ ở trên, đối với Thái Nguyên thủy điện nhỏ có tính khả thi cao nhất, như đã trình bày ở các mục trước, địa hình, sông suối Thái Nguyên rất thích hợp cho việc xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ. Dân cư gồm nhiều dân tộc ít người, kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp cần được quan tâm...

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá tiềm năng và khả năng đóng góp của các nguồn NLM và TT trên tỉnh Thái Nguyên vào lưới điện của tỉnh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)