II. Chi phớ ngoài lói Tỷ trọng (%)
a, Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn
Phõn tớch mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn trung, dài hạn
Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có bảo đảm không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100 %.
BẢNG 14: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VỐN TRUNG, DÀI HẠN
Đơn vị: Triệu đồng.
Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 29/10/04
1.Nguồn vốn trung và dài hạn 1.140.958 1.498.191 1.717.505 2.300.594 2. Sử dụng vốn trung, dài hạn 1.336.398 1.593.808 1.839.605 2.403.756 - Dư nợ cho vay dài hạn 1.328.409 1.579.760 1.822.757 2.385.104 - Đầu tư hựn vốn mua cổ phần 7.989 14.048 16.848 18.652 3. Phần dư nguồn vốn trung, dài -195.440 -95.617 -122.100 -103.162
Nguồn: Bỏo cỏo cõn đối huy động, sử dụng vốn của NH Quõn đội qua cỏc năm.
Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vay vốn và đầu tư trung, dài hạn tăng nhanh, việc huy động vốn trung dài hạn chưa gắn với việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần dư nguồn vốn trung, dài hạn đều âm, ngân hàng phải chuyển hoán nguồn, dùng phần lớn phần dư nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp.
nhưng cung vẫn không đủ đáp ứng cầu. Năm 2003 với năm 2002, nhu cầu sử dụng tăng 15% trong khi nguồn chỉ tăng 14,6%. Đến 29/10/04 so với năm 2003, cả nhu cầu và nguồn đều tăng 31%. Như vậy, mặc dù nguồn có tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn cả nhu cầu sử dụng nhưng về số lượng vẫn không đáp ứng được nhu cầu. NHTMCP Quân đội buộc phải dùng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay, bù đắp thiếu hụt.
Phõn tớch mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn ngắn hạn BẢNG 15: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN
Đơn vị: Triệu đồng.
Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 29/10/04
1.Nguồn vốn ngắn hạn 1.893.506 2.468.424 2.603.262 3.386.906 2. Sử dụng vốn ngắn hạn 1.077.381 1.357.881 1.670.761 2.395.565 - Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.062.445 1.338.323 1.648.680 2.370.202 - Đầu tư chứng khoỏn ngắn hạn 14.936 19.558 22.081 25.363 3. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn 816.125 1.110.531 932.501 991.341
Nguồn: Bỏo cỏo cõn đối huy động, sử dụng vốn của NH Quõn đội qua cỏc năm.
Qua phân tích ở trên ta thấy nguồn vốn của NHTM CP Quân đội có tăng nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu vay vốn cho nền kinh tế. Vốn ngắn hạn huy động thừa so với nhu cầu. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn lớn nhất là năm 2002 khi thực hiện lãi suất thả nổi có điều tiết thì số dư nguồn lên tới 1.110.531 triệu động. Mức tăng lớn đã làm cho cơ cấu giữa nguồn ngắn hạn và dài hạn có sự thay đổi lớn.
Với sự dồi dào nguồn vốn ngắn hạn cho phép NHTM CP Quân đội tránh được rủi ro trong thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đột xuất, đảm bảo thực hiện các dịch vụ của ngân hàng, nó cũng cho phép ngân
hàng dễ dàng chuyển đổi một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho ngân hàng thay đổi kết cấu dư nợ: từ chỗ chỉ tập trung cho các đơn vị quốc doanh đến việc phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn không sử dụng hết đều được NHTMCP Quân đội gửi tại các ngân hàng khác.
Tóm lại, việc huy động và sử dụng vốn của NHTMCP Quân đội chưa thực sự hợp lý: huy động vốn tăng nhưng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn có tăng về cơ cấu, qui mô nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Về sử dụng vốn: qui mô, tỷ trọng cho vay ngắn hạn ít và trung dài hạn nhiều. Điều này buộc ngân hàng phải chuyển hoán một phần lớn nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn không tốt thì ngân hàng phải đối đầu với nhiều loại rủi ro. Như vậy, hiệu quả công tác huy động vốn chưa cao.