Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô củaVPBank

Một phần của tài liệu NHTM và hoạt động cho vay của NHTM (Trang 49 - 50)

Cơ sở pháp lý đầu tiên áp dụng cho tất cả các hoạt động của NHTM là Luật các TCTD số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

Tiếp theo là Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN về quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng. Sau đó là quyết định số 127/2005/QĐ NHNN và Quyết định783/2005/QĐ- NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay. Đây là cơ sở cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ôtô nói riêng của NHTM.

Dựa trên các cơ sở đó, VPBank ban hành “ Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo Quyết định 467/2002/QĐ- HĐQT và Quyết định số 144/ 2005/QĐ. Đây là hai quyết định cụ thể hóa các điều kiện khoản trong quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNNcủa thống đốc NHNN vào thực tế của VPBank. Đồng thời, HĐQT cũng ban hành “ Quy trình nghiệp vụ tín dụng” theo quyết định số 427- 2002/HĐQT để hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng.

Ngày 13/02/2002, HĐQT đã ban hành quyết định số 471-2002/QĐ- HĐQT về “ thể lệ cho vay mua ôtô”. Trong đó, VPBank quy định một số vấn đề cụ thể hoạt động cho vay trả góp mua ôtô như: thời hạn, lãi suất áp dụng... Sau đó, HĐQT đã ban hành Quyết định 207-2005/QĐ- HĐQT để thay thế quyết định này.

Ngày 22/09/2006, Tổng giám đốc VPBank đã ban hành thêm quyết định số 2183/2006/QĐ- TGĐ về “ thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ôtô đã qua sử dụng” và Quyết định 2330/2006/QĐ- TGĐ về sửa đổi một số điều của “ thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ôtô đã qua sử dụng”. Theo Quyết định này, VPBank đã cho phép khách hàng có thể dùng chính chiếc xe đã qua sử dụng hình thành từ vốn vay làm TSBĐ cho khoản vay, chứ không nhất thiết phải là xe mới.

Một phần của tài liệu NHTM và hoạt động cho vay của NHTM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w