2 Tổng dư nợ quá hạn 150.19 18.410 03.764 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
3.3.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.
Để hoạt động của các NHTMCP (trong đó có VPBank) ngày một an toàn, hiệu quả cũng như có đủ năng lực cạnh tranh để bước vào hội nhập kinh tế quốc tế thì NHNN đóng vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng phải thực hiện những yêu cầu sau :
Một là, xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh bạch và
đáng tin cậy kết hợp với việc thực thi chính sách tài khoá thận trọng trong đó các chính sách như lãi suất, tỷ giá, tín dụng cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có biến động trong nước và quốc tế. Chú trọng việc áp dụng các hệ thống chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.
Hai là, phát triển hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp
với các tổ chức quốc tế khác nhằm dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin, đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm, đồng thời chủ động trong việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh lượng vốn phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, hạn chế các tác động bất lợi từ việc dịch chuyển các luồng vốn vào và ra, cũng như định hướng và tạo kênh dẫn vốn vào những khu vực kinh tế cần được ưu tiên trong từng thời kỳ.
Ba là, xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá các giao dịch
vãng lai, kiểm soát có lựa chọn các giao dịch vốn, làm cho đồng tiền Việt Nam từng bước có khả năng chuyển đổi.
Bốn là, song song với yêu cầu tăng vốn điều lệ, cần phải có chế tài thưởng
phạt với các ngân hàng đảm bảo hoặc không đảm bảo vốn pháp định. Đối với các ngân hàng không đảm bảo vốn pháp định có thể tăng yêu cầu về tỷ lệ bảo đảm an toàn hoặc có biện pháp hợp nhất, sáp nhập. Nên khuyến khích, động viên các NHTMCP nhỏ tự sáp nhập với nhau để tăng cường năng lực tài chính và giảm bớt sự
cạnh tranh trên thị trường, nên giúp các NHTMCP làm ăn hiệu quả huy động vốn cổ phần thông qua việc khuyến khích các NHTM Quốc doanh, các Doanh nghiệp Nhà nước lớn, các tổ chức đầu tư.. góp vốn.
Năm là, tạo mọi điều kiện để các NHTMCP có thể cạnh tranh bình đẳng và
lành mạnh với các NHTM Nhà nước và ngân hàng nước ngoài như: - Giảm bớt những ưu đãi với các NHTMNN
- Cùng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy sự hợp tác lành mạnh giữa các ngân hàng.
- Giúp các NHTMCP có thể tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hay các nhà đầu tư nước ngoài mà tự bản thân mỗi ngân hàng cổ phần khó có thể làm được.
Sáu là, NHNN cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt
động cho vay tiêu dùng.
Các NHTM hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung chung của Nhà nước và tự xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động này nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như quy định về các loại hình sản phẩm-dịch vụ của nó để tạo cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các NHTM.
Kết luận chương 3: Với chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và khu vực thì ngay từ bây giờ VPBank phải xây dựng một chiến lược cạnh tranh dài hạn, theo đó mọi giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Bên cạnh đó, để các NHTMCP nhỏ như VPBank có đủ điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì các cơ quan hữu quan, ở đây là Chính phủ, NHNN ... phải tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng và đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế thị trường.
Kết luận
Từ sau khi cải tổ đến nay, hệ thống các NHTMCP Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn và đang có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường tiền tệ tín dụng nước nhà. Tuy nhiên, ngày nay khi hội nhập kinh tế toàn cầu đang nổi lên như một trào lưu trong nền kinh tế thế giới thì các NHTMCP Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các NHTM trong nước mà còn phải “đương đầu” với các NHTM nước ngoài. Do đó, cạnh tranh trong ngân hàng sẽ không chỉ bó gọn trong phạm vi các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà sẽ là ở mọi lĩnh vực như : công nghệ, con người, thương hiệu, khách hàng... và sẽ ngày càng quyết liệt.
Hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, qua những kết quả ban đầu mà nó mang lại đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như những thành công đã được chứng thực của các ngân hàng ở các nước phát triển, chúng ta đã thấy được tiềm năng và triển vọng phát triển của nó.
Mới bắt tay vào thực hiện, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam nói riêng không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, những vướng mắc, khó khăn ban đầu. Nhưng có như vậy, các ngân hàng mới thấy được sự cần thiết phải nỗ lực, phải chuẩn bị về mọi mặt, về nguồn nhân lực, về công nghệ, về nguồn vốn, về cơ sở vật chất để có thể cạnh tranh một cách mạnh mẽ và hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, khoá luận đã đạt được những kết quả sau:
Một là, đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NHTMCP và cạnh tranh
trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung, NHTMCP nói riêng.
Hai là, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của VPBank. Từ đó, rút ra
những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được làm rõ, đề ra một số giải pháp
Sau khi nghiên cứu đề tài này, em đã có được tư duy lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các NHTM mà cụ thể là VPBank.
Do khả năng nghiên cứu và những kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nênchuyên đè không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các nhà chuyên môn và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.