2 Tổng dư nợ quá hạn 150.19 18.410 03.764 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
3.2.8. HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG NGHỆ TRONG NGÂN HÀNG
Hiện nay, công nghệ được coi là chìa khóa cho sự phát triển của ngân hàng, nó quyết định tới chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, quyết định kênh phân phối của ngân hàng từ đó nó trở thành nền tảng cho việc nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.
Công nghệ đang sử dụng tại VPBank không phải là công nghệ lạc hậu nhưng cũng chưa thể coi là hiện đại nếu đem so sánh với những ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư hay những ngân hàng cổ phần lớn khác. Nhờ có công nghệ hiện đại hơn hẳn nên những ngân hàng này đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có “hàm lượng” công nghệ cao nên tạo được uy tín tốt trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Chẳng hạn, khi nhắc đến các loại thẻ và giao dịch một cửa khách hàng sẽ nghĩ ngay đến Vietcombank hay ACB, đến dịch vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền điện tử thì cái tên Vietcombank hay Eximbank sẽ được nhớ đến trước, Homebanking, Thẻ tiết kiệm điện tử thì được “gắn mác” của Techcombank vv... Điều này đem lại những bất lợi không nhỏ cho VPBank.
Vì vậy để nâng cao được chất lượng dịch vụ ngân hàng và tạo sản phẩm mới đòi hỏi VP Bank phải đầu tư vào công nghệ mới như: xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIS) để kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, công nợ, kế toán; trang bị hệ thống máy ATM tại Hội sở, các chi nhánh và phòng giao dịch. Để phát triển công nghệ tại VPBank, trước hết ngân hàng phải căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và tiềm lực tài chính của mình từ đó thực hiện theo các bước sau:
Một là, cần tập trung mọi nguồn lực có thể cho khoa học công nghệ để đổi
mới nhanh hoạt động ngân hàng theo hướng Ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng. Cần xác định rằng đầu tư cho phát triển công nghệ là đầu tư chiều sâu, là việc làm không thể thiếu. Do đó, thay vì chờ đến khi tích luỹ đủ số vốn cần thiết mới phát triển công nghệ ngân hàng, VPBank phải lập kế hoạch và phương pháp huy động vốn một cách tích cực, thí dụ lập dự án kêu gọi cổ đông, vận động nguồn hỗ trợ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, vay vốn nước ngoài...
Hai là, tiêu chuẩn hoá và dần hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ trong ngân
hàng, từng bước cải thiện khả năng hoà nhập vào cộng động tài chính – ngân hàng trong nước. Trong đó đặc biệt quan tâm tới việc hiện đại hoá hệ thống thanh toán vì nếu làm tốt công tác thanh toán không những thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều để tiến hành cho vay phục vụ sản xuất kinh tế mà còn làm cho vòng quay sử dụng tín dụng ngày càng tăng và hiệu quả.
Ba là, song song với việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực nghiệp vụ ngân
hàng cần coi trọng phát triển công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị điều hành hàng ngày, trước mắt là công tác quản lý văn phòng, xử lý thông tin, lưu trữ , quản lý cán bộ... Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển hệ thống thông tin về khách hàng vì đây là nền tảng cho một loạt các ứng dụng khác, đặc biệt là các hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng với quản lý trí thức. Trên nền tảng hệ thống ngân hàng bán lẻ đang được áp dụng và triển khai kiện toàn hệ thống hồ sơ
thông tin được chuẩn hoá, liên kết các ứng dụng bán lẻ và tiếp tục mở rộng để đồng nhất với các ứng dụng khác.