Thuế GTGT được khấu trừ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) (Trang 69 - 74)

1- Số thuế GTGT còn được khấu trừ,

còn được hoàn lại đầu kỳ 10 8.095.762.492 x 2- Số thuế GTGT được khấu trừ phát

sinh 11 7.167.751.704 23.630.691.489

3- Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại (12 = 13 + 14 + 15 + 16)

12 7.241.159.739 23.630.691.489

Trong đó:

a) Số thuế GTGT đã khấu trừ 13 7.241.159.739 23.630.691.489

b) Số thuế GTGT đã hoàn lại 14 0

c) Số thuế GTGT hàng mua trả lại,

giảm giá hàng mua 15 0

d) Số thuế GTGT không được khấu

trừ 16 0

4- Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (17 = 10 + 11 - 12)

17 8.022.374.457 x

II- Thuế GTGT được hoàn lại 0

1- Số thuế GTGT còn được hoàn lại

đầu kỳ 20 x

2- Số thuế GTGT được hoàn lại 21 0

3- Số thuế GTGT đã hoàn lại 22 0

4- Số thuế GTGT còn được hoàn lại

cuối kỳ (23 = 20 + 21 - 22) 23 x

III- Thuế GTGT được miễn giảm: 0

1- Số thuế GTGT còn được miễn giảm

đầu kỳ 30 x

3- Số thuế GTGT đã được miễn giảm 32 0 4- Số thuế GTGT còn được miễn

giảm cuối kỳ (33 = 30 + 31 - 32) 33 x

IV- Thuế GTGT hàng bán nội địa 0

1- Thuế GTGT hàng bán nội địa còn

phải nộp đầu kỳ 40 1.345.099.075 1.453.823.738 2- Thuế GTGT đầu ra phát sinh 41 11.516.473.582 36.153.887.055 3- Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ 42 7.241.159.739 23.630.691.489 4- Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị

giảm giá. 43 0

5- Thuế GTGT được giảm trừ vào số

thuế phải nộp. 44 0

6- Thuế GTGT hàng bán nội địa đã

nộp vào ngân sách Nhà nước 45 4.251.539.916 12.786.580.972 7- Thuế GTGT hàng bán nội địa còn

phải nộp cuối kỳ (46 = 40 + 41- 42 - 43 - 44 - 45)

46 1.368.873.002 1.190.438.332

Hải Phòng, ngày 18 tháng 02 năm 2005.

NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TỔNG HỢP GIÁM ĐỐC

(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)

Hoàng Thị Thành Lê Nam Khánh

6. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty xi măng Hải Phòng: xi măng Hải Phòng:

Công ty xi măng Hải Phòng là Công ty 100% vốn Nhà nước vì vậy tổ chức bộ máy kế toán tương đối cồng kềnh, nghiệp vụ phát sinh nhiều, phức tạp, các mối quan hệ kinh tế rất rộng, bạn hàng và đối tác rất đa dạng không chỉ bó hẹp trong phạm vi thành phố mà còn ở các tỉnh lân cận... tuy vậy Công ty vẫn thực hiện đầy đủ các phần hành kế toán theo yêu cầu quản lý của Công ty nói riêng cũng như Tổng Công ty xi măng Việt Nam nói chung. Công ty đã bắt đầu ứng dụng phần mềm kế toán đối với việc quản lý tài chính, tuy vậy việc thực hiện kế toán trên sổ vẫn là chủ yếu, phần

toán, chính nhờ vậy mà giảm nhẹ được khối lượng công việc và nâng cao hiệu quản công tác kế toán. Là một doanh nghiệp Nhà nước, nên công tác kế toán của Công ty đều tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng những qui định của Bộ tài chính, đặc biệt là trong kế toán về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, Công ty đều thực hiện đúng theo các Thông tư hướng dẫn, khi có bất kỳ một sự sửa đổi nào về luật thuế GTGT, đơn vị đều làm theo những hướng dẫn mới nhất của cơ quan thuế. Qua quá trình nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại Công ty mà cụ thể là tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty, về cơ bản tôi thấy Công ty đều làm đúng theo chế độ kế toán về thuế GTGT, thực hiện việc kê khai thuế, nộp thuế theo đúng như hướng dẫn của thông tư 120/2003 và Thông tư 127/2004 của Bộ tài chính. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác kê khai thuế GTGT của Công ty vẫn tồn tại những hạn chế. Cụ thể là:

*/ Về ưu điểm:

- Công ty đã tổ chức thực hiện đầy đủ hệ thống chứng từ kế toán về thuế GTGT như: Hoá đơn bán hàng (GTGT), bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào, bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ bán ra, tờ khai Thuế GTGT...

- Kê khai đầy đủ các hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào cũng như bán ra theo đúng thời gian quy định. Riêng bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào tháng 3/2005 có một vài hoá đơn chứng từ của tháng 2/2005, điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì theo thông tư 120/2003 - BTC thì nếu chưa có đầy đủ hoá đơn chứng từ để kê khai trong tháng này thì có thể kê khai vào tháng sau, tối đa không quá 3 tháng, việc kê khai hoá đơn chứng từ của tháng 2 vào bảng kê của tháng 3 là vẫn nằm trong thời gian quy định.

- Công ty đã áp dụng lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu mới nhất thay cho mẫu tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT như trước đây (Mẫu tờ khai thuế GTGT 71

nghiệp khác, đặc biệt là các Công ty tư nhân hiện nay vẫn kê khai theo tờ khai thuế GTGT số 01/ GTGT.

- Việc khấu trừ thuế GTGT và nộp thuế GTGT đều thực hiện theo đúng qui định về cách thức tiến hành cũng như thời gian.

*/ Về hạn chế:

- Công ty chưa tiến hành lập bảng kê bán lẻ theo qui định tại các cửa hàng bán lẻ mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều được phản ánh chung vào bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra, do vậy sẽ khó khăn trong việc theo dõi chi tiết doanh thu bán lẻ và doanh thu bán buôn dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý các kênh phân phối sản phẩm cũng như việc thúc đẩy tiêu thụ.

- Kế toán thuế là một mảng rất quan trọng trong công tác kế toán của bất kỳ doanh nghịêp nào, với một Công ty lớn như Công ty xi măng Hải Phòng thì kế toán thuế lại càng quan trọng, phức tạp nhưng tại Công ty vẫn chưa có một kế toán độc lập phụ trách mảng thuế, kế toán tiền mặt kiêm luôn kế toán về thuế dẫn đến việc theo dõi chặt chẽ là hết sức khó khăn và không khách quan. Nguyên nhân theo tôi là do việc bố trí nhân viên và phân bổ khối lượng công việc là chưa thực sự hợp lý.

- Việc mở sổ chi tiết tài khoản cấp I TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ và sổ chi tiết tài khoản 3331 - thuế GTGT phải nộp theo tôi là chưa hợp lý bởi vì TK 133 có 2 tài khoản cấp II là TK 1331 - thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ và TK 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định, việc mở sổ chi tiết TK 133 còn chung chung, chưa tách biệt được rõ ràng hai khoản thuế này. Còn tên gọi sổ chi tiết TK 3331 là chưa hợp lý bởi vì TK 3331 có 2 TK cấp III là TK 33311 - thuế GTGT đầu ra và TK 33312 thuế GTGT của hàng nhập khẩu, Công ty không có nghiệp vụ nhập khẩu vậy tên gọi là sổ chi tiết tài khoản 3331 là chưa hợp lý.

627(8) và 642(8) là chưa hợp lý, vì đây là những chi phí dịch vụ mua ngoài, không phải chi phí bằng tiền khác.

- Tiền bán cút sinê gia công hoàn chỉnh đưa vào TK 711 theo tôi là chưa đúng, bởi vì đây là sản phẩm do Công ty sản xuất ra, không phải phế liệu, nếu như là phế liệu thì bút toán kết chuyển trị giá vốn phải là:

Nợ 632 Trị giá phế liệu xuất kho Có 152

Nhưng ở đây, kế toán lại phản ánh bằng bút toán: Nợ 632 Trị giá thành phẩm xuất kho

Có 155

Chính vì vậy thu nhập từ cút sinê gia công hoàn chỉnh không được phản ánh vào TK 711. Hơn nữa thu nhập từ sản phẩm này là tương đối lớn (36.593.287), cho nên việc hạch toán chưa hợp lý này cần phải được xem xét ngay.

-Tất cả các nghiệp vụ đều được phản ánh vào sổ nhật ký chung, Công ty không mở các sổ nhật ký đặc biệt như nhật ký mua hàng, nhật ký thu, nhật ký chi... vậy theo tôi là chưa đúng với hình thức nhật ký chung mà Công ty đang áp dụng.

Trên đây là một vài tồn tại trước mắt, bộ phận kế toán của Công ty nên đưa ra các biện pháp giải quyết để công tác kế toán thuế GTGT của Công ty được hoàn thiện hơn nữa.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ SUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY XI MĂNG HẢI

PHÒNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w