Pháp luật về mua bán hàng hoá nói chung và về hợp đồng mua bán hàng
hoá nói riêng theo Luật Thương mại 2005 đã thực sự là cầu nối giữa các doanh
nghiệp trong nước với nhau cũng như các doanh nhgiệp trong nước với doanh
nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên hiệu lực của Luật Thương mại 2005 tính đến thời điểm này
mới chỉ là hơn một năm. Ưu điểm của nó so với Luật Thương mại 1997 như đã
nói ở các phần trước là quá rõ, tuy nhiên những nhược điểm của nó đến thời
điểm này khó có thể thấy được. Chúng em mong rằng các cơ quan có thẩm
quyền trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật này sẽ sáng suốt và nhạy
bén để các quy định của Luật Thương mại 2005 thực sự đi vào cuộc sống và là
hành lang pháp lý hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội
nhập vào nền kinh tế quốc tế.
2. Kiến nghị đối với công ty
Trong sự phức tạp và đầy những thử thách của nền kinh tế thị trường như
ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và
pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng cho các cán bộ kinh doanh
là thật sự cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro
không đáng có khi giao kết và thực hiên hợp đồng. Doanh nghiệp tạo điều kiện
cho cán bộ công nhân viên của mình được tiếp cận với các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá.
2.2. Đối với vấn đề căn cứ giao kết hợp đồng
Khi Luật Thương mại năm 2005 bắt đầu có hiệu từ ngày 01-01-2006, thì
trong giai đoạn hiên nay, nếu Công ty thực hiện giao kết hợp đồng mua bán
hàng hoá với khách hàng thì cần phải căn cứ vào Luật Thương mại 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005. Tránh trường hợp Công ty
vẫn quen theo việc căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, nếu làm vậy thì
hợp đồng giao kết sẽ không có hiệu lực.
Trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng Công ty cần tìm hiểu tính chất
chủ thể của khách hàng. Nếu thấy khách hàng không đủ tư cách chủ thể để giao
kết hợp đồng thì Công ty phải dừng ngay việc giao kết để tiếp tục xác minh. Khi
bên khách hàng có đủ giấy tờ xác minh tư cách chủ thể mới tiến hành giao kết.
2.4. Đối với hình thức và nội dung của hợp đồng
Theo Luật Thương mại 2005 hình thức của hợp đồng khá đa dạng có thể
bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên ở Công ty, hình
thức kí kết chủ yếu là bằng văn bản, Công ty có thời gian để chuẩn bị các thủ
tục. Hợp đồng mua bán hàng hoá ở Công ty có giá trị tương đối lớn do đó hình
thức giao kết hợp đồng bằng văn bản là rất đúng, Công ty không nên thực hiện
giao kết hợp đồng bằng lời nói.
Các nội dung trong hợp đồng của Công ty cần quy định chi tiết và chặt
chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và vấn đề giải
quyết tranh chấp. Hiện tại Công ty không có vụ tranh chấp nào xảy ra về vấn đề
chẽ các vấn đề trên là hoàn toàn không thừa. Nó sẽ giúp Công ty yên tâm hơn
trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và có thể tự bảo vệ mình trước pháp
luật.
MỤC LỤC
Với sự ra đời của Đạo luật nêu trên quy định về hợp đồng hiện nay khá đầy đủ
vấn đề bàn luận. Đề tài : “ Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa theo
Luật Thương mại 2005” sẽ đi sâu tìm hiểu và phân tích rõ vấn đề này...2