Giao nhận hàng hoá

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 (Trang 29 - 33)

III. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Giao nhận hàng hoá

Bên bán phải giao hàng hoá phù hợp với quy định của hợp đồng; trong

kiện kèm theo việc giao hàng thoả thuận về điều kiện giao nhận hàng hoá nhằm

mục đích xác trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên như đối với vận tải,

bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu, gánh chịu rủi ro…

Ngoài ra, trong mua bán hàng hoá việc giao hàng còn liên quan đến việc giao

nhận cả các chứng từ liên quan đến hàng hoá. Nếu các bên không có sự thoả

thuận hoặc sự thoả thuận không cụ thể, thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng

và chứng từ liên quan kèm theo.

Các bên có thể thoả thuận về địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng

tuỳ theo tính chất của các hàng hoá trong hợp đồng khi đã thoả thuận về địa

điểm giao hàng thì các bên phải tôn trọng thoả thuận và phải thực hiện đúng

thoả thuận đó. Bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải có nghĩa vụ

nhận hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

Trong trường hợp không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm

đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. Trường hợp trong hợp

đồng có quy định về vấn đề chuyển hàng hoá thì bên ngoài có nghĩa vụ giao

hàng cho người vận chuyển đầu tiên. Trường hợp trong hợp đồng không có quy

định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết

được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo

hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó, Trong các trường hợp khác,

bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa

điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cứ trú của bên bán được xác định tại

thời điểm ký kết hợp đồng.

Vì giao hàng là một nghĩa vụ chủ yếu của bên bán, nên bên bán phải chịu

trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng. Hàng

hoá được coi là không phù hợp hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong

những trường sau đây (khoản 1 Điều 39 luật thương mại 2005).

• Không phù hợp với mục đích sử dụng của hàng hoá cùng chủng loại vẫn

• Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên

bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời gian giao kết hợp đồng.

• Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên bán đã

giao cho bên mua.

• Không được bảo quản. đóng gói theo cách thức thông thường với loại

hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong

trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

Trong trường hợp không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, thì bên bán có

quyền từ chối nhận hàng, người bán phải chiụ hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại

phát sinh, dù người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại phát sinh, dù

người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại đó.

Trong hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, việc giao

nhận hàng hoá cũng có những ngoại lệ. Nếu các bên không có thoả thuận nào

khác về giao nhận hàng hoá thì việc giao nhận hàng hoá sẽ được thực hiện như

hạn, các bên có thể thoả thuận về việc thanh toán bằng tiền của bên mua và

không nhận hàng khi đó bên bán không phải giao hàng và bên mua không phải

nhận hàng mà bên mua chỉ phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng

mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao

dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện mà thôi. Đối với

hợp đồng quyền chọn thì nghĩa vụ giao nhận hàng của các bên chỉ phát sinh khi

bên giữa quyền chọn mua thực hiện quyền mua và bán hàng có hàng để bán, bên

giữ quyền bán thực hiện quyền bán mà bên mau đồng ý mua hàng.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w