Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 1 Đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 (Trang 25 - 29)

4.1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, đề nghị giao kết hợp đồng chính là

chào hàng. Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc

tế mua bán hàng hoá theo Điều 14 Công ước Viên 1980, chào hàng là "Đề nghị

về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người được

gọi là đơn chào hàng, nếu đề nghị đó đã rõ ràng và thể hiện ý định đặt quan hệ

trong trường hợp được sự chấp nhận của người chào hàng".

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và

cụ thể ( khoản 1 - Điều 390 Bộ luật Dân sự). Như vậy đơn chào hàng về bản

chất là một đề nghị giao kết hợp đồng, là việc một bên bày tỏ ý chí của mình

muốn giao kết hợp đồng mau bán hàng hoá với một người cụ thể và chịu sự ràng

buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó. Trong trường hợp

đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị giao kết

hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị mà không được

giao kết thì phải bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh. Như vậy, chào hàng là

một đề nghị giao kết hợp đồng, có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng

hoá, được chuyển cho một hoặc nhiều nguời nhất định, có giá trị trong một thời

gian nhất định. Tuy khoảng quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của đơn chào

hàng, nhưng có thể hình dung được rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu

ra trong đề nghị của mình những nội dung chủ yếu như đối với nội dung của

hợp đồng dân sự: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán… Và như vậy có

thể coi các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá cũng chính là nội

đồng phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể hình dung được

ngay và hiểu được mong muốn giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp

đồng. Khi đó bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc bởi những

nội dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị

đã đồng ý.

4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề ghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị

chuyển cho bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đề

nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề này Điều 18 công ước viên 1980 cũng quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định rõ:" Tuyên bố, hành động nào đó của người được chào hàng thể hiện sự

đồng ý với đơn chào hàng được gọi là việc chấp nhận. Thái độ im lặng hoặc

không hành động không phải khác là việc chấp nhận đơn chào hàng". Như vậy

chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi, hành động

mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hoá. Không thể coi

giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào

bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý với toàn bộ đề nghị giao kết

hợp đồng thời hạn trách nhiệm của bên đề nghị bắt đầu từ thời điểm đề nghị giao

kết hợp đồng được chuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn ghi trong đề

nghị giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, để tạo mọi khả năng để các bên có thể tiến tới giao kết hợp

đồng mua bán hàng hoá các bên có thể tiến hành hành động khác khi nhận được

chấp nhận đề nghị quá giới hạn. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp

đồng nhận được thông báo chấp nhận đề nghị sau khi hết thời hạn chờ trả lời thì

lời đề nghị đó được coi như là đề nghị mới của bên chậm trả lời: Nghĩa là đã

xuất hiện một đề nghị giao kết hợp đồng mới từ phía đối tác của người đã đề

nghị và người đã đề nghị nếu tiếp tục chấp nhận thì trở thành người chấp nhận

đề nghị. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì

lý do khách hàng, mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này

nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị giao kết

hợp đồng.

Trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng,

nhưng có điều kiện sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung của đề nghị thì

hành vi đó được coi là từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị giao kết hợp

đồng mới. Như vậy, nếu bên được đề nghị sửa đổi, bổ sung đề nghị không làm

thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì hành vi đó cũng

không được coi là chấp nhận đề nghị, mà được coi là đề nghị giao kết hợp đồng

mới. Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng được sửa đổi, bổ sung có thể là

điều kiện về giá, thanh toán, chất lượng, số lượng, địa điểm thời gian giao

hàng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 (Trang 25 - 29)