MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XNK TẠI EXIMBANK HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 50)

DỤNG XNK TẠI EXIMBANK HÀ NỘI

Để tiếp tục phát triển một cách vững chắc và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước, Eximbank Hà Nội còn rất nhiều việc cần phải làm. Và một mục tiêu quan trọng mà Eximbank cần phải đạt được là nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng của toàn hệ thống. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội, với những hiểu biết về thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động này như phân tích ở trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của Eximbank Hà Nội trong những năm tới. Các giải pháp đó bao gồm:

2.1Đa dạng hoá khách hàng và các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu

Để nâng cao hơn nữa chất lượng trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, Eximbank cần thiết phải đa dạng hoá khách hàng bởi vì đây là việc làm có liên quan chặt chẽ đến khả năng phòng chống rủi ro tín dụng. Hơn thế, đa dạng hoá khách hàng sẽ đem lại cho Ngân Hàng một thị trường rộng hơn trong hoạt động tín dụng và qua đó tăng trưởng được tín dụng, nâng cao được lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiếu vốn của các thành phần kinh tế khác.

Đối với Ngân Hàng việc đa dạng hoá khách hàng theo thành phần kinh tế phải gắn liền với đa dạng khách hàng theo ngành hàng. Chẳng hạn với các ngành hàng như điện tử, xe máy, ôtô... Đây là những ngành hàng có nhiều triển vọng mà Ngân Hàng còn bỏ ngỏ. Trong thời gian tới Ngân Hàng nên tiến hành tham gia vào các ngành hàng này.

Cùng với việc đa dạng hoá khách hàng Ngân Hàng cũng cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu nhằm đa dạng hóa và hoàn thiện cơ chế tín dụng.

Những năm qua hoạt động tín dụng nhập khẩu của ngân hàng đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, về hình thức còn đơn điệu, làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó hoạt động tài trợ xuất khẩu lại chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến doanh số thấp, phương thức cổ điển. Vì vậy

với phương hướng lấy tín dụng xuất khẩu làm trọng tâm và kết hợp giữa tín dụng xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu thì trong giai đoạn tới việc xem xét mở rộng các hình thức tín dụng cho xuất khẩu cũng như nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết đối với Ngân Hàng

2.2Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, xử lý nợ và hạn chế nợ quá hạn

Công việc đầu tiên để thực hiện ngăn ngừa rủi ro là Ngân hàng phải củng cố mạng lưới thu thập và xử lí thông tin khách hàng để nâng cao được chất lượng của công tác thẩm định dự án. Ngân hàng cần liên hệ thường xuyên với khách cũng như các cơ quan quản lí khách hàng (các Bộ, các Tổng công ty..) để có được những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của khách hàng, khả năng phát triển trong tương lai của họ lấy đó là một cơ sở quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dụng.

Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lí của người vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ trên cơ sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố tương đương trên thị trường và xu hướng biến động của chúng trong tương lai. Ngoài ra, với những khách hàng mới cũng cần có sự đảm bảo của cơ quan chủ quản( Tổng công ty, Bộ...) hay sử dụng tài sản cầm cố. Tuy nhiên, không quá coi trọng vào tài sản thế chấp.

Tiếp đến Ngân hàng phải tiến hành phân định cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai đoạn đầu và cuối như hiện nay.

2.3Ứng dụng Marketing trong hoạt động Ngân hàng

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, một trong những bí quyết thành công của các ngân hàng là không ngừng thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Để làm được điều đó Ngân hàng không thể không thực hiện áp dụng Marketing, cho dù theo hình thức này hay hình thức khác.

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu là một trong các thế mạnh truyền thống của Eximbank Hà Nội. Tuy nhiên các ngân hàng vẫn luôn luôn cần phải chú trọng đến các công tác tiếp thị tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách

những thành công lớn hơn Eximbank cần phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hỗn hợp gồm 4 chính sách lớn:

- Chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra: Thực hiện chính sách này ngân hàng phải nắm bắt được nhu cầu về sản phẩm trên thị trường, xem khách hàng hiện tại, khách hàng tương lai là ai, họ mong muốn điều gì ở các sản phẩm của Ngân Hàng. Qua đó tiến hành phân loại khách hàng theo các mục tiêu cần nghiên cứu và có biện pháp để lôi kéo khách hàng của các Ngân hàng đối thủ và xây dựng được mạng lưới khách hàng ổn định.

- Chính sách sản phẩm giá cả: Ngân Hàng cần phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các ngân hàng khác thông qua chính sách lãi suất và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo như: tư vấn cho khách hàng về thị trường sản phẩm cung cấp các thông tin về khách hàng cho các doanh nghiệp...

- Chính sách phân phối: Đây là chính sách nền tảng cho mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng. Thực hiện chính sách này Ngân hàng phải xây dựng được mạng lưới phân phối phù hợp trên cơ sở quan tâm xem xét đến các yếu tố về địa điểm mở quầy giao dịch, trang bị cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ cán bộ...

- Chính sách giao tiếp khuyếch trương: Để thực hiện tốt chính sách này Ngân hàng ngoài quảng cáo còn cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín dụng, dịch vụ về xuất nhập khẩu. Công việc này cần phải được thực hiện bởi toàn chi nhánh, mọi cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống chứ không nên chỉ giới hạn ở Ngân Hàng.

2.4Đào tạo tuyển chọn cán bộ tín dụng

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu liên hệ chặt chẽ với nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế nên khá phức tạp và đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở Ngân Hàng cho thấy thường thì một cán bộ phải mất tối thiểu hơn một năm mới có khả năng nắm và triển khai công việc của Phòng chuyên tránh cvề cấp phát tín dụng xuất nhập khẩu. Để các cán bộ của Phòng có thể vừa nghiên cứu vừa triển khai công việc thì ngoài sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các kiến thức kinh tế liên quan họ còn phải thông thạo ngoại ngữ, vi tính. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu,

việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể là Ngân Hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ của Phòng tham gia các chương trình đào tạo về những mặt sau:

- Ngoại ngữ ngoại thương, các chương trình sử dụng vi tính liên quan đến công việc.

- Các khoá học về qui chế, yêu cầu và hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng quốc tế.

- Các khoá học về thẩm định dự án, phân tích tín dụng, ứng dụng Marketing vào hoạt động Ngân hàng.

- Các khoá học về qui chế tổ chức và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại, kinh tế quốc tế.

- Các vấn đề có liên quan đến đồng tài trợ, tài trợ cho dự án bằng đồng vốn của nước ngoài...

- Tham gia trao đổi hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu với các chuyên gia trong lĩnh vực này của các Ngân hàng trong nước và quốc tế có quan hệ với Ngân Hàng. Nếu có điều kiện thì nên cử một số cán bộ sang đào tạo ở nước ngoài.

2.5Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Hiện nay công nghệ ngân hàng tại Eximbank Hà Nội khá tốt so với mặt bằng chung của hệ thống các NHTM. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin trên toàn cầu và việc áp dụng công nghệ thông tin ngày càng nhanh và đa dạng trong các hoạt động ngân hàng, Eximbank cũng cần phải tiếp tục đầu tư không ngừng để nâng cao công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng cho việc áp dụng các hình thức tín dụng mới và hỗ trợ cho việc thanh toán diễn ra nhanh chính xác từ đó giảm được chi phí, nâng cao khả năng phòng chống rủi ro và chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 50)

w