Các quy định chung trong cho vay XNK của Eximbank Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

2. THỰC TRẠNG CHO VAY XNK Ở EXIMBANK HÀ NỘI 1 Chính sách tín dụng XNK của Eximbank Hà Nộ

2.1.2 Các quy định chung trong cho vay XNK của Eximbank Hà Nộ

a. Đối với các đối tượng khách hàng vay vốn tại Eximbank Hà Nội

Là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu nên khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động buôn bán trên phạm vi quốc tế, chứa đựng rất nhiều rủi ro. Các rủi ro này không chỉ là những rủi ro trong nội địa mà còn liên quan đến các rủi ro quốc tế như tình hình kinh tế chính trị thế giới, các nước, tỷ giá hối đoái,…

Vì vậy mà các yêu cầu đặt ra ngày càng chặt chẽ, yêu cầu khách hàng đáp ứng và thực hiện đầy đủ sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa những rủi ro một cách hữu hiệu nhất.

Khi khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng phải tuân thủ các yêu cầu của ngân hàng về: Hồ sơ vay vốn, điều kiện pháp lý, điều kiện tài chính và kết quả kinh doanh và yêu cầu về người đại diện trong hồ sơ vay vốn

b. Về thời hạn tín dụng

Thời hạn tín dụng được tính từ ngày ngân hàng cho phép đơn vị vay vốn rút vốn trực tiếp từ ngân hàng hoặc chuyển vốn vào tài khoản đi vay, tài khoản giao dịch của đơn vị đến ngày trả cả vốn và lãi cho ngân hàng

Các khoản cho vay của ngân hàng được chia theo các nhóm như sau:

- Cho vay ngắn hạn: Áp dụng trong việc cho vay thanh tóan các đối tượng là giá trị vật tư hàng hóa và các chi phí để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và có thời hạn dưới 12 tháng.

Đây là bộ phận tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Eximbank. Tính đến ngày 31/12/2005, bộ phận tín dụng này chiếm 84.8% dư nợ tín dụng của ngân hàng.

- Cho vay trung và dài hạn: Đây là những khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng. Được áp dụng trong trường hợp cho vay cho vay thanh tóan các đối tượng là giá trị vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị, và các chi phí để thực hiện dự án đầu tư đã giải trình với Eximbank.

Việc áp dụng linh hoạt các thời hạn tín dụng có một ý nghĩa hết sức quan trọng: Thứ nhất, giúp ngân hàng có thể quản lý tài sản của mình một cách hữu hiệu đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thứ hai, giúp doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

c. Về lãi suất tín dụng

Trong cơ chế thị trường, lãi suất tín dụng một mặt là thu nhập của NHTM, mặt khác là bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà lãi suất trở thành một yếu tố nhạy cảm, điều chỉnh việc hấp thụ nguồn vốn từ bên ngòai và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với NHTM, lãi suất tín dụng là công cụ

thực hiện mục tiêu của chính sách tín dụng, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng hay thu hẹp mức dư nợ tín dụng của các NHTM.

Theo quy định của Eximbank, mức lãi suất cho vay là do Eximbank và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng và Eximbank sẽ công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.

Đối với cho vay trung và dài hạn, tùy theo thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng mà có thể áp dụng mức lãi suất cố định ngay khi ký kết hợp đồng tín dụng trong suốt thời hạn cho vay, hoặc lãi suất sẽ được thay đổi theo biểu lãi suất của Eximbank công bố từng thời kỳ. Thỏa thuận này phải được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.

Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, phải áp dụng mức lãi suất quá hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng, trừ những trường hợp cụ thể được miễn giảm lãi suất theo quy chế miễn giảm lãi của Eximbank.

d. Về vấn đề đảm bảo tiền vay

Đối với các ngân hàng, việc hạn chế các rủi ro về vốn bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và việc bảo đảm tiền vay tại Eximbank cũng nhằm thực hiện mục tiêu trên.

Bảo đảm tiền vay được thực hiện thông qua hình thức cơ bản là cầm cố, thế chấp tài sản và tín chấp. Thế chấp, cầm cố tài sản là việc bên vay dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình làm vật bảo đảm để vay vốn ngân hàng. Đến hạn trả nợ nếu bên vay trả nợ xong thì ngân hàng sẽ trả lại giấy tờ sở hữu tài sản đã nhận làm thế chấp cầm cố cho bên vay. Ngược lại, nếu bên vay không trả được nợ hoặc không trả hết nợ thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố, thế chấp này để thu hồi khoản vốn mà mình đã bỏ ra.

Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp, cầm cố tài sản là một hình thức ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết mục tiêu của ngân hàng là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có lãi và sử dụng lãi đó để trả nợ ngân hàng, chứ không phải thu hồi lại nợ từ việc phát mãi tài sản của ngân hàng. Do đó biện pháp đảm bảo tiền vay bằng thế chấp, cầm cố chỉ phát huy tác dụng khi ngân hàng sử dụng mọi biện

tiền vay bằng tín chấp chiếm tới 20-30% dư nợ tín dụng, hình thức này giảm được thủ tục phiền hà giữa ngân hàng và khách hàng.

e. Kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay

Một trong những nguyên tắc trong cho vay của ngân hàng là khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích (ghi rõ trong đơn xin vay và hợp đồng tín dụng). Đây là một nguyên tắc không chỉ đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được vốn mà nó còn giúp cho các doanh nghiệp – khách hàng vay vốn – làm ăn có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao.

Vấn đề kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay được ngân hàng tiến hành chặt chẽ trong cả 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay. Cụ thể là từ lúc phát tiền vay cho đến khi ngân hàng thu hồi được toàn bộ số nợ từ bên vay, chấm dứt hợp đồng tín dụng. Công tác này được ngân hàng thực hiện một cách nghiêm ngặt, có sự giám sát và phối hợp giữa các phòng ban, đực biệt là giữa phòng tín dụng và phòng thanh tóan quốc tế.

Khi giám sát việc sử dụng vốn vay, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng có các biện pháp xử lý phù hợp như: thỏa thuận với đơn vị tìm biện pháp khắc phục, chấm dứt hợp đồng và yêu cầu đơn vị trả nợ cho ngân hàng, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, thậm chí là khởi kiện,…

Không những ngân hàng chỉ kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sử dụng vốn vay, mà định kỳ ngân hàng còn tiến hành các nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ vay vốn về các quyết định cho vay,.. để tránh xảy ra những sai phạm, đảm bảo khoản vay tín dụng đã được cấp ra thị trường sẽ đạt hiệu quả cao.

f. Vấn đề thu nợ, gia hạn nợ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Đây là vấn đề đòi hỏi ngân hàng phải xử lý một cách tinh tế đề đảm bảo thu hồi được cả vốn lẫn lãi mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng. Trên nguyên tắc khi đến thời hạn cho vay khách hàng phải trả cả gốc và lãi nhưng có thể do một số nguyên nhân như: khách hàng gặp phải trục trặc với phía đối tác nước ngòai, hay hàng hóa chưa bán được để thu hồi vốn,… mà khách hàng không trả nợ đúng hạn. Khi đó tùy từng trường hợp cụ thể mà cán bộ tín dụng quản lý việc thu nợ áp dụng những biện pháp thích hợp.

Hiện tại, Eximbank Hà Nội áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như sau:

Thứ nhất: Làm tốt khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra giám sát tốt nhất việc sử dụng vay vốn của khách hàng.

Thứ hai: Các đơn vị kinh doanh XNK có quan hệ vay vốn với ngân hàng phải thực hiện thanh tóan qua Eximbank. Qua việc này, ngân hàng kiểm tra một cách chặt chẽ khoản tiền cho vay của mình.

Thứ ba: Ngân hàng chỉ thực hiện việc phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp khi đã sử dụng mọi biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ.

Thư tư: Yêu cầu bên bảo lãnh phải thanh tóan cho ngân hàng trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Tín dụng xuất nhập khẩu tại Eximbank Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

w