KTTT là các hoạt động nhà nước trong kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần vốn của nhà nước, các tổ chức KTNN như ngân hàng, tài chính, thuế...
Với hình thức tổ chức đa dạng và phạm vi hoạt động rộng khắp các lĩnh vực kinh tế, những năm qua, hệ thống KTNN đã tích cực đổi mới, xóa bỏ cơ chế cũ và chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN. Với tư cách là chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật, KTNN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hàng năm đóng góp khoảng 60% vào GDP, giữ được cơ bản vai trò chủ đạo trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
KTNN đã nắm giữ phần lớn tài sản của nền kinh tế, tạo ra các giá trị hàng hóa và dịch vụ công cộng khả dĩ chi phối được giá cả thị trường, dẫn dắt giá cả thị trường bằng chính chất lượng và giá cả của các sản phẩm và dịch vụ do mình cung cấp. Nhờ đó, giá cả thị trường (vàng, ngoại tệ, lương thực...) khá ổn định trong nhiều năm. Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đã bước đầu cạnh tranh và phát triển trong nền KTTT.
Bằng hàng hóa và dịch vụ, sức mạnh KTNN đã điều chỉnh được một phần lớn các "lỗ hổng" trong quan hệ cung cầu do cơ chế thị trường tạo ra (bình ổn giá cả, giải quyết những cơn sốt...).
KTNN đã kiểm soát được các hoạt động cơ bản của KTTT như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô, tránh được các cú sốc kinh tế, tạo tăng trưởng ổn định, góp phần cơ bản vào giải quyết các vấn đề xã hội (xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm...), củng cố được quyền lực nhà nước.
Hệ thống các DNNN đã giảm từ 12.000 doanh nghiệp xuống còn 3.000 doanh nghiệp). Cả nước đã có khoảng 200 DNNN chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty. DNNN đã đổi mới công nghệ, phương tiện, phương pháp sản xuất kinh
doanh trên cơ sở tự chủ, nâng cao được chất lượng hiệu quả, đóng góp được một phần quan trọng vốn trong ngân sách.
Nhìn chung, sau khi có Luật doanh nghiệp nhà nước, hệ thống DNNN đã tổ chức sắp xếp lại theo một cơ cấu mới tiến bộ. Vai trò tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính đã được xác lập và mở rộng. Đã tạo ra lực lượng vật chất cần thiết để chi phối hợp tác và thực hiện các cân đối nền kinh tế, góp phần cơ bản định hướng nền kinh tế.
Tuy nhiên, KTNN vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và khuyết điểm. Tuy nắm giữ phần lớn tài sản đất nước nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Điều đó làm giảm khả năng can thiệp và thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Số lượng DNNN có vốn và quy mô sản xuất lớn chưa nhiều, còn dàn trải. Hiệu quả sử dụng vốn thấp (nếu cả năm 1995: 1 đồng vốn nhà nước tạo ra được 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận thì năm 1998 chỉ còn tương ứng là 2,9 và 0,13 đồng). Tỷ trọng GDP do các DNNN tạo ra trong GDP của toàn nền kinh tế: 32% năm 1990; 42% năm 1995 đến nay giảm xuống còn 40% (năm 1998). Đến giữa năm 1999, trong số 105 doanh nghiệp của cả nước đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng ISO 9000 thì trong đó mới có 70 là doanh nghiệp nhà nước [18, tr. 19].
Ngay cả các tổng công ty nhà nước là các doanh nghiệp có vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ nhưng hầu hết đang gặp khó khăn. Tỷ lệ tăng trưởng của các tổng công ty giảm sút từ 9,5% năm 1995 xuống còn 2,77% năm 1999. Các tổng công ty chiếm 54,9% tổng số vốn trong các DNNN nhưng chỉ mang lại 26,4% tổng lợi nhuận [12, tr. 5].
Trong liên doanh làm ăn với nước ngoài, thường các doanh nghiệp nhà nước bị thua thiệt do không kiểm soát được giá đầu vào... hoặc trình độ quản lý yếu nên không hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên DNNN chưa phát huy được vai trò trụ