Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò chức năng nhà nước trong kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay docx (Trang 28 - 35)

nước trong kinh tế thị trường

Từ khi ra đời cho đến nay, mặc dù với tên gọi khác nhau trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định Nhà nước ta là nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước đó có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng CNXH.

Cuộc cách mạng XHCN ở nước ta là một quá trình biến đổi toàn diện, liên tục, sâu sắc và triệt để. Đó là quá trình kết hợp cải tạo với xây dựng, mà xây dựng là chủ yếu. Đó là quá trình xóa bỏ cái lạc hậu, phát huy cái tiến bộ, cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới. Phải xây dựng cả lực lượng sản xuất mới lẫn quan hệ sản xuất mới; xây dựng cả cơ sở kinh tế mới lẫn kiến trúc thượng tầng mới; xây dựng cả đời sống vật chất mới lẫn đời sống tinh thần mới... [3, tr. 18].

Để đưa cách mạng XHCN đến thắng lợi hoàn toàn, "Điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao

Yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng XHCN đòi hỏi phải có một nhà nước mạnh có đủ năng lực quản lý đất nước. Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập trung xây dựng và kiện toàn nhà nước XHCN theo hướng tăng cường vai trò, hiệu lực của nhà nước về tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa xã hội. Xác định rõ vai trò nhà nước - là công cụ thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân, tiến hành tổ chức xây dựng kinh tế nâng cao đời sống nhân dân lao động. "Nhà nước chuyên chính vô sản của ta phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân, một tổ chức đủ năng lực tiến hành ba cuộc cách mạng (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa), xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân lao động" [3, tr. 61].

Để thực hiện vai trò đó - Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV đã xác định từng bước thực hiện hệ thống quản lý kinh tế, nhằm vào những vấn đề quan trọng nhất là tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước; cải tiến phương thức quản lý kinh tế lấy kế hoạch làm chính; kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế [3, tr. 61].

Vai trò nhà nước thể hiện rõ trong quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quản lý nền kinh tế tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, với cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, cùng với sai lầm khuyết điểm nóng vội, chủ quan duy ý chí, can thiệp vào tất cả các hoạt động kinh tế (trói buộc các chủ thể kinh tế trong một cơ chế quản lý, kế hoạch hóa sản xuất cứng nhắc), kết quả là sản xuất trì trệ, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Nhận thức được những sai lầm khuyết điểm trên, bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982), Đảng Cộng sản Việt Nam bước đầu đề ra và từng bước thực hiện đổi mới chính sách kinh tế và quản lý kinh tế. Xác định nền kinh tế gồm nhiều thành phần, nhiều trình độ kỹ thuật, nhiều quy mô hoạt động, nhiều loại hình sản xuất

kinh doanh và đang có nhiều mất cân đối gay gắt. Do đó, thích ứng với nền kinh tế ấy phải có cơ chế quản lý năng động, có khả năng xóa bỏ tập trung quan liêu, bảo thủ trì trệ và bao cấp tràn lan, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ chế quản lý mới phải mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và ngành, đồng thời bảo đảm cho trung ương nắm chắc những khâu cần quản lý. Lấy kế hoạch nhà nước làm trung tâm, đòn bẩy, vận dụng các quan hệ thị trường - thị trường có tổ chức... [3, tr. 72-73].

Thực hiện chủ trương đó, vai trò nhà nước trong kinh tế cũng từng bước được chuyển đổi, từ quyết định toàn bộ các hoạt động kinh tế chuyển dần sang quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực. Trước hết là đổi mới kinh tế, đồng thời với từng bước đổi mới kinh tế là đổi mới chính trị - trọng tâm là đổi mới vai trò nhà nước trong quản lý kinh tế. Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN với cơ chế quản lý kinh tế hạch toán kinh doanh XHCN. Vai trò nhà nước chuyển hẳn từ can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế sang quản lý kinh tế vĩ mô bằng các công cụ: Kế hoạch; pháp luật; chính sách và sức mạnh kinh tế của các DNNN. Báo cáo chính trị Đại hội VI xác định rõ: Cơ chế quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế đó là quản lý hành chính - kinh tế, đối với xã hội là quản lý hành chính - xã hội. Song cần thấy rằng, đây không phải là thứ hành chính quan liêu mà là quản lý hành chính phản ánh đúng các quan hệ xã hội khách quan thành những mệnh lệnh hành chính có tính bắt buộc chung cho mọi người tuân theo - Nhà nước quản lý bằng các thể chế nhà nước trong mọi lĩnh vực.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết nhấn mạnh: phân biệt rõ chức năng của các cơ quan nhà nước (các bộ, các tổng cục...) là quản lý hành chính - kinh tế với chức năng của các đơn vị kinh tế cơ sở là quản lý sản xuất kinh doanh. Lâu nay do lẫn lộn chức năng này nên có tình trạng "các cơ quan quản lý hành chính - kinh tế can thiệp sâu vào

hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về các quyết định của mình; các đơn vị ở cơ sở mất quyền tự chủ, lại bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, xảy ra tình trạng người làm nhiều bị khuyết điểm nhiều, người làm ít bị ít khuyết điểm, hạn chế tính năng động sáng tạo của cơ sở, ỷ lại vào kế hoạch, mệnh lệnh bên trên. Tiêu chí đánh giá về hiệu lực của bộ máy nhà nước bị sai lệch, các cơ quan nhà nước buông lơi, không thực hiện chức năng quản lý hành chính - kinh tế của mình.

Đổi mới tư duy kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đòi hỏi nhà nước phải tập trung thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình - theo các nhiệm vụ:

- Xây dựng kịp thời chính sách, cân đối các kế hoạch kinh tế dài hạn và kế hoạch kinh tế hàng năm cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với nước ta, phải xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội cho một thời kỳ phát triển tương đối dài - thời kỳ quá độ lên CNXH.

- Xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ, định mức... trong quản lý kinh tế.

- Xây dựng cơ chế quản lý mới và hệ thống tổ chức quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế đó, nhằm phát huy mạnh mẽ quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có đủ phẩm chất năng lực...

Đại hội VII, VIII của Đảng tiếp tục đổi mới và nâng cao quá trình nhận thức về phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Thực hiện kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là chính sách nhất quán của Đảng. Đi đôi với phát triển KTTT không thể tách rời với việc xây dựng và vận hành có hiệu quả cơ chế quản lý mới "cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN".

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định:

Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta, thị trường theo định hướng XHCN là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia sản xuất lưu thông, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới.

Thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Kế hoạch nhà nước từ chỗ mang tính pháp lệnh thì hiện nay chủ yếu mang tính định hướng và đặc biệt quan trọng trên bình diện vĩ mô. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.

KTTT định hướng XHCN ở nước ta yêu cầu tất yếu phải nâng cao năng lực tự chủ của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xác lập đầy đủ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm phát huy tác dụng đi đôi với ngăn ngừa hạn chế tiêu cực của nó. Điều đó đã được Đảng ta xác định như là vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới kinh tế và đổi mới nhận thức về vai trò nhà nuớc trong KTTT: "Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và các nguồn lực của khu vực kinh tế nhà nước" [2, tr. 60]..

Để thực hiện các chủ trương đó, nhà nước phải tăng cường vai trò quản lý của mình, xây dựng các thể chế kinh tế phù hợp với các quan hệ KTTT. Nhà nước phải tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, các loại hình thị trường như: thị trường hàng hóa - dịch vụ; thị trường lao động; thị trường bất động sản; thị trường vốn; thị trường tài chính, tiền tệ...

Nhà nước phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Pháp luật phải thực sự trở thành công cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế.

Cùng với hệ thống pháp luật đồng bộ, nhà nước phải tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa điều tiết nền KTTT hướng theo mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Hệ thống kế hoạch phải quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, đưa ra các mục tiêu vĩ mô, xác định tốc độ phát triển, cơ chế và các cân đối lớn, xác định chính sách, giải pháp để dẫn dắt thị trường hoạt động theo hướng phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của KTTT.

Nhà nước phải thực hiện tốt các chức năng định hướng sự phát triển bằng cách đổi mới và hoàn thiện các thể chế tài chính, tiền tệ, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực mà tư nhân không muốn đầu tư hoặc không thể kinh doanh được, một số lĩnh vực có vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, thiết lập khuôn khổ pháp luật; hoạch định hệ thống chính sách nhất quán, tạo môi trường thể chế ổn định thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; khắc phục những hạn chế của KTTT; phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, bảo đảm về mặt xã hội cho công dân.

Thực chất chức năng của nhà nước theo quan điểm của Đảng ta: Nhà nước vừa là chủ thể kinh tế vừa là cơ quan duy nhất có quyền lực quản lý nhà nước nền kinh tế, định hướng và điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Sự thành bại trong quá trình quản lý, điều tiết trong nền KTTT của nhà nước XHCN sẽ quyết định

quy mô năng lực của nó trong đời sống chính trị xã hội và tính định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta.

Chương 2

Vai trò nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay docx (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)