chính sách)
Trong nền KTTT hiện đại, hệ thống chính sách kinh tế là một trong những công cụ cơ bản, chủ yếu để nhà nước thực hiện vai trò quản lý kinh tế vĩ mô, theo đuổi các mục tiêu đã định.
Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đã hoạch định bao gồm: Chính sách về cơ cấu kinh tế: Hệ thống cơ cấu theo vùng, ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, lãnh thổ, cơ cấu kinh tế theo thành phần; chính sách tài chính; chính sách tiền tệ tín dụng; hợp tác quốc tế; chính sách dân số và việc làm... Hệ thống chính sách kinh tế ở nước ta bước đầu đã khá đồng bộ và đã có tác dụng bảo đảm cân đối kinh tế vĩ mô, thúc đẩy được nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng nâng cao được vai trò nhà nước trong kinh tế; hạn chế tiêu cực phát sinh của thị trường.
Thực tế cho thấy việc hoạch định chính sách đúng, kịp thời đã mang lại những thành công trong tăng trưởng kinh tế. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo lập được môi trường cạnh tranh hợp pháp, khơi dậy được mọi tiềm năng của kinh tế, giải phóng sức sản xuất xã hội. Đồng thời đã tập trung vào đổi mới có hiệu quả các khu vực KTNN, từng bước kinh tế nhà
nước vươn lên nắm giữ vai trò chủ đạo dẫn dắt các thành phần kinh tế, sản xuất kinh doanh đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Trong hoạch định chính sách tiền tệ và các giải pháp thực hiện ổn định tiền tệ đã có tác dụng năng động hóa môi trường đầu tư bảo đảm kinh tế phát triển ổn định. Ví dụ: vào thời điểm trước tháng 3/1989 để khắc phục tình trạng lạm phát phi mã, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khôn khéo và đồng bộ, trong đó có chủ trương đảo mức lãi xuất tiền gửi lên cao 12% tháng (cao gấp 22-36 lần lãi xuất chung toàn thế giới) nhằm
rút bớt tiền từ lưu thông về (giảm cung tiền cho lưu thông) nghĩa là, áp dụng chính sách
tiền tệ chặt chẽ, để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Sau đó áp dụng biện pháp giảm dần lãi xuất huy động, cùng với nhiều kênh điều tiết vĩ mô khác đã có tác dụng kiềm chế được lạm phát. Duy trì được mức tăng trưởng hợp lý và tăng dần vào những năm tiếp theo.
Khi có dấu hiệu thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông (giảm phát) vào các tháng đầu năm 1999 (10 tháng đầu năm 1999, giá hàng hóa, dịch vụ giảm liên tục: tháng 3/1999 giảm 0,7%; tháng 4: 0,6%; tháng 5: 0,4%... tháng 10: 0,1%) [9, tr. 43]. Do cung vượt cầu, nên nhà nước đã đề ra hàng loạt các biện pháp nhằm kích cầu và nới lỏng chính sách tiền tệ để đạt chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng nên GDP năm 1999 vẫn tăng 4,7%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã có những chính sách cụ thể, kịp thời như chính sách đất đai và quyền sở hữu. Sau năm 1975, chúng ta tiến hành cải tạo XHCN, quốc hữu hóa ruộng đất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân (đã được ghi trong Hiến pháp 1980) và phần lớn được giao cho các hợp tác
2,23 tấn/ha xuống chỉ còn 2,08 tấn/ha, mặc dù nhà nước đã tăng cường đầu tư vào nông nghiệp (máy móc, thủy lợi...). Như vậy, chính sách này đã không kích thích được sản xuất.
Chỉ thị 100 CT/TW (1/1981) đã điều chỉnh lại, nội dung là giao khoán ruộng đất cho các hộ nông dân, nhờ vậy năng suất lúa từ 1981 đến 1985 tăng 14%, sản lượng lương thực tăng 27%, sản lượng nông nghiệp tăng 5 - 6% năm [24, tr. 348]. Tiếp đó, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) khóa V đã giao đất lâu dài cho nông dân 10-15 năm. Quyết định này đã làm thay đổi mối quan hệ giữa nông dân và hợp tác xã, nông
dân được quyền quyết định trồng và bán sản phẩm. Sản lượng thóc đã
tăng vọt từ 16 triệu tấn năm 1986 và 17 triệu tấn năm 1988 lên 21,9 triệu tấn năm 1993, năm 1999 đã tăng lên 33,4 triệu tấn [25, tr. 349]. Bước tiến quan trọng trong chính sách đất đai là, nhà nước đã ra Luật về đất đai (1993). Không những sử dụng thời gian lâu dài (đất trồng cây là 20 năm, trồng rừng 40 năm), nhưng quan trọng là chúng ta đã nhận thức rõ hơn
về quyền sở hữu, hưởng dụng, sử dụng... Đã kích thích được sản xuất,
năng suất ngày càng tăng và đã trở thành nước đứng thứ hai về xuất khẩu lương thực.
Cùng với thực hiện chính sách về đất đai, chúng ta thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm), đổi mới khuyến nông, thay đổi tín dụng và dịch vụ tài chính, giáo dục và y tế và nhất là thực hiện chính sách giá lương thực, tuy còn nhiều bất cập, song bộ mặt nông thôn Việt Nam đã thay đổi theo hướng
tích cực. Đời sống nhân dân ở nông thôn được cải thiện, dân tin Đảng và chính quyền hơn trước.
Một trong những thành công trong hoạch định chính sách nông nghiệp là đã chú ý và đề cao lợi ích người lao động nên giải phóng được sức sản xuất, phát huy mọi tiềm năng kinh tế.
Khi năng suất lao động tăng, đóng góp của nông nghiệp vào GDP lớn, làm cho cơ cấu kinh tế giữa công nông nghiệp ổn định, giai cấp nông dân xích lại gần giai cấp công nhân hơn.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu bước vào CNH, HĐH, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, Đảng ta luôn chú trọng đến nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống các quan điểm, chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn như: Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, quỹ xóa đói giảm nghèo (mà chủ yếu là nông thôn), quỹ khuyến nông... đã có tác dụng không chỉ điều tiết nền kinh tế mà tạo ra cơ sở kinh tế cho ổn định chính trị, an ninh an toàn xã hội trong một xã hội nông nghiệp truyền thống.
Chính sách đúng, trên cơ sở quan điểm của Đảng, kế hoạch của nhà nước, hệ thống pháp luật hướng tới đồng bộ đã có tác dụng trở thành các công cụ vĩ mô của nhà nước điều tiết và quản lý kinh tế.
Tuy nhiên, việc ban hành luật pháp, xây dựng các kế hoạch (trung - dài hạn); hệ thống chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Chưa hình thành được hệ thống thể chế mạnh và đồng bộ trong quản lý kinh tế, chính sách luật pháp còn thiếu đồng bộ, chưa thật sự kịp thời và sát với thực tiễn, các điều chỉnh và sửa đổi còn quá chậm và chưa nhất quán; điều hành kinh tế của Chính phủ còn lúng túng, chưa thực hiện tốt chức năng và thẩm
quyền của mình. Điều này cho đến nay vẫn là một cản trở chính ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Trong chính sách tiền tệ và tài chính, ngân hàng, việc quản lý còn nhiều thiếu sót, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, việc cho vay vốn kinh doanh chưa thật bình đẳng, các DNNN dễ vay hơn các DNTN, trong khi vốn tồn đọng quá lớn...
Trong chính sách đất đai và quản lý thị trường đất đai còn nhiều bất cập, còn nhiều kẽ hở dẫn đến cán bộ lợi dụng chức quyền trục lợi cá nhân..., trong lúc đó những người muốn làm ăn chính đáng thì gặp quá nhiều trở ngại trong việc làm thủ tục sử dụng đất.
Có thể nói kinh nghiệm các nước cũng như như nước ta cho thấy, hoạch định chính sách là một trong những công cụ chủ yếu điều tiết vĩ mô. Hệ thống chính sách đúng và kịp thời sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, và ngược lại, sẽ làm cho kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, nền kinh tế mất cân đối. Một trong những nguyên nhân làm cho tăng trưởng kinh tế ở nước ta có xu hướng giảm trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX là "Thiếu chính sách kịp thời, đủ sức tạo động lực mạnh mẽ để vượt qua
khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Một số cơ cấu, chính sách có xu hướng trở lại bao cấp như: khoan nợ, xóa nợ, giảm thuế, miễn thuế, bù lãi suất, bao cấp qua giá và các hình thức bảo hộ quá mức của nhà nước đã làm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo và có phần ỷ lại" [5, tr. 105]. "Cơ chế chính sách còn thiếu và chưa tạo động lực để phát triển [5, tr. 11].