PHẦN V: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
5.2. Môi trường vi mô
5.2.1. Đối thủ cạnh tranh
So với một số ngân hàng thương mại Chính Phủ được đánh giá là có vị thế tại Việt Nam như về các chỉ số tổng tài sản, tổng mức huy động vốn,số
dư nợ, Lợi nhuận sau thuế thì Maritime Bank đã dần khẳng định vị thế của mình.
S(Điểm mạnh)
- Cổ đông là các tổng công ty lớn, do đó tạo quan hệ với các khách hàng(cổ đông) tốt
- Maritime Bank là ngành lớn,dễ tạo được niềm tin nơi khách hàng
- Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, quá trình cung ứng dịch vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp - Có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn, đang được mở rộng thêm
- Hoạt động marketing được quan tâm, đầu tư lớn
W(Điểm yếu)
- Vốn điều lệ của còn thấp
- Số lượng chi nhánh còn ít, khả năng huy động vốn, cung ứng dịch vụ bị hạn chế, khó bao phủ thị trường
- Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp
- Công tác marketing của Ngân hàng chưa thực phát huy hết hiệu quả
O(Cơ hội)
- Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến hoạt động Ngân hàng
- Sau nỗ lực vươn lên, tự khẳng định của Maritime Bank thì khách hàng càng tin tưởng hơn,sức mạnh thương hiệu tăng
T(Thách thức)
- Môi trường cạnh tranh gay gắt
- Môi trường pháp chế chặt chẽ với nhiều quy định mới
- Các đối thủ cạnh tranh cùng đặt mục tiêu trở thành một trong 3 Ngân hàng mạnh hàng đầu
Một số tiêu chí mà các Ngân hàng dùng để xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình đó là: Sản phẩm, giá, chất lượng dịch vụ, vốn điều lệ, khả năng huy động vốn tín dụng, sức mạnh thương hiệu, thị phần. Xác định chính xác đối thủ cạnh tranh trực tiếp giúp Ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược hợp lý, tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư. Maritime Bank xác định 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Techcombank, VPBank, và Eximbank
Sơ đồ đối thủ của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Maritime Bank * Ngân hàng TMCP kỹ thương Techcombank
Năm 2012, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) và các công ty trực thuộc sau khi đã trích dự phòng đạt 5.298.375 triệu đồng.Theo đó, Techcombank đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đã điều chỉnh của năm 2012 (từ 180.531.163 triệu đồng đưa ra đầu năm nâng lên 220.213.563 triệu đồng).Vốn chủ sở hữu của Techcombank tính đến hết tháng 12/2012 đạt 12.515.802 triệu đồng, vốn điều lệ đạt 8.788.450 triệu đồng. Trong năm 2012, ngân hàng này đã mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch nâng tổng số lên hơn 300 điểm tại 40 tỉnh thành trong cả nước., sản phẩm của Techcombank
VP BANK MARITIMEBANK
TECHCOMBANK
đa dạng phong phú hơn rất nhiều so với Maritime Bank, giá thấp đối với hoạt động bán lẻ, còn với hoạt động bán buôn, mảng doanh nghiệp Techcombank áp dụng sản phẩm giá cao chất lượng cao. Lãi suất cao nhưng kèm đó khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ chăm sóc khác rất chu đáo. Đối với mỗi dịch vụ lại có nhiều gói dịch vụ khác nhau thoả mãn tối đa nhu cầu của khách giao dịch. Techcombank có trên 100 sản phẩm đứng thứ 2 về lợi thế sản phẩm dịch vụ (sau Ngân hàng Á Châu trên 150 sản phẩm), hàng năm Techcombank phát triển thêm 20 sản phẩm mới. Đây thực sự là lợi thế rất lớn của Techcombank
Tại khu vực miền Bắc, số lượng chi nhánh của Techcombank đã gần 100 chi nhánh và tại Hà Nội có đến 58 chi nhánh và 1 trung tâm thẻ, khả năng bao phủ của Techcombank là rất lớn. Hệ thống máy ATM tự động của Techcombank rất nhiều, những khu vực có nhu cầu rút tiền tự động lớn, Techcombank đặt luôn 2 máy ATM tại một điểm giúp khách hàng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ.
Techcombank đã triển khai thực hiện các quy định về sử dụng tên và biểu tượng của Techcombank trên các văn bản, ấn phẩm, công văn giấy tờ... ,đảm bảo tính thống nhất, nhất quán và dễ nhận biết cao của thương hiệu Techcombank góp phần tạo nên thương hiệu và bản sắc chuyên nghiệp của Techcombank trong công chúng và khách hàng.
* Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( Vietnam Eximbank ) là Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ 17/1/1990. Năm 2012 vốn điều lệ đạt gần 12.832.066 triệu đồng, tốc độ tăng vốn điều lệ khá nhanh
Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế như: tiết kiệm tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế_chiết khấu chứng từ, dịch vụ tài chính du học, kinh doanh ngoại tệ, thẻ tín dụng và các dịch vụ Ngân
dịch vụ chuyển tiền…Eximbank không ngừng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ Ngân hàng hiện đại, tiếp cận với các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới
Tính đến năm 2012, Eximbank có tới 221 điểm giao dịch trên toàn quốc . Mạng lưới của Eximbank phát triển khá nhanh, tuy nhiên số lượng chi nhánh vẫn là con số khiêm tốn
* Ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank
Vốn điều lệ của VPBank năm 2012 là 5.996.245 triệu đồng. Sản phẩm của VPBank rất phong phú bao gồm các sản phẩm cho cá nhân, cho doanh nghiệp, sản phẩm điện tử: Tiết kiệm. tiền gửi thanh toán, tín dụng bán lẻ, dịch vụ thẻ, tín dụng doanh nghiệp,dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế…
Thế mạnh của VPBank là việc nghiên cứu thị trường được thực hiện rất tốt, nên sản phẩm của VPBank khi đưa ra thị trường có sự phù hợp cao.
Trên cả nước, VPBank có 130 chi nhánh và phòng giao dịch, tại Hà Nội có 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch chưa kể hàng loạt các chi nhánh của VPBank đang chuẩn bị khai trương, vị trí rất đẹp, thuận tiện giao dịch. Đây là lợi thế lớn của VPBank. Ngoài ra VPBank còn có chi nhánh tại nước ngoài, và liên kết với nhiều Ngân hàng trong toàn quốc, chuẩn bị đưa sản phẩm thẻ vào hoạt động chính thức, sẽ góp phần làm cho cuộc cạnh tranh giữa các Ngân hàng thêm sôi động.
5.2.2. Cạnh tranh tiềm ẩn
Địa bàn quận Long Biên là một quận mới của thành phố Hà Nội, bên cạnh sự thuận lợi về tự nhiên như địa bàn cửa ngõ thủ đô, là cầu nối của các tỉnh Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...với Hà Nội. Do đó nhu cầu về việc quản lý và sử dụng tiền của đa số người dân tăng, đây cũng chính là yếu tố thu hút ngày càng nhiều các ngân hàng có định hướng triển khai hoạt động kinh doanh tại địa bàn
huyện. Để có thể phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh, Ngân hàng Hàng Hải cần phải có những phân tích ngành cũng như phân tích trên cơ sở thị trường, cần thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các mặt mạnh/ yếu của cá đối thủ tiềm năng và các cách phản ứng của thị trường. NH cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, NH có thể hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ đó mạnh.
5.2.3. Áp lực khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ chống lại nhau, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:
• Khi số lượng người mua là nhỏ, sức mạnh khách hàng lớn có khả năng áp đặt
giá và buộc giá cả hàng hóa giảm, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm xuống.
• Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung.
• Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán. • Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản. • Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau.
• Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua.
ngân hàng nào mang đến lợi ích tốt nhất cho mình. Điều đó, gây sức ép cho ngân hàng phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa việc làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và vừa phải giữ chân khách hàng
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng ngày càng nâng cao. Giống như các đặc điểm về áp lực của khách hàng đưa ra ở trên cho thấy khách hàng có ảnh hưởng quan trọng trong việc quyết định chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trước thực tế cạnh tranh hiện nay, với tiêu chí luôn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng, Maritime bank đã không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng kinh doanh ngân hàng để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đúng với slogan “ Tạo lập giá trị bền vững”