Quản lý rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận thạc sĩ những vấn đề phát sinh trong quản lý sau khi hợp nhất 3 ngân hàng doc (Trang 25 - 26)

Rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không trả đƣợc đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ hoặc khách hàng không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ mà ngân hàng đã bảo lãnh và ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ này.

(Đvt: tỷ đồng)

Ngân hàng SCB* EIB STB ACB Cho vay khách hàng 70.104 69.524 80.998 100.334 Dự phòng rủi ro 1.854 622 879 1.007 Tỷ lệ DPRR/CVKH 2,64% 0,89% 1,09% 1,00%

Theo Báo cáo tài chính sau hợp nhất của SCB* đến ngày 30/09/2011, chỉ tiêu cho vay khách hàng là 70.104 tỷ đồng, dự phòng rủi ro là 1.854 tỷ đồng, tỷ lệ DPRR/CVKH là 2,64%. So với các Ngân hàng TMCP khác có quy mô tƣơng đƣơng nhƣ EIB, STB, ACB thì chi phí trích lập DPRRTD và tỷ lệ DPRR/CVKH của SCB* là cao nhất. Điều này chứng tỏ SCB* tiếp tục phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao và vấn đề xử lý nợ xấu sẽ là trọng tâm hàng đầu trong năm hoạt động đầu tiên 2012 của Ngân hàng hợp nhất.

Rủi ro tín dụng có mối quan hệ mật thiết với rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính của việc hợp nhất SCB, TNB, Ficombank là các ngân hàng này đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Sở dĩ 3 ngân hàng này thiếu hụt thanh khoản tạm thời là do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Với dƣ nợ cho vay vào lĩnh vực bất động sản cao, các dự án của 3 ngân hàng này nhìn chung có hiệu quả, nhƣng nguồn vốn cho vay chủ yếu trung và dài hạn, trong khi nguồn vốn huy động lại chủ yếu ngắn hạn.

Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng hợp nhất là phải cơ cấu lại danh mục cho vay theo hƣớng:

- Giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ cấp tín dụng trung dài hạn, tăng cƣờng cho vay ngắn hạn.

Nhóm 9 Page 25

- Đa dạng hóa ngành nghề cho vay trên cơ sở nghiên cứu chính sách kinh tế của nhà nƣớc đối với các ngành nghề kinh doanh, xu hƣớng phát triển của ngành nghề, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động... để giảm thiểu rủi ro tín dụng do việc cho vay tập trung vào một số ngành nghề kinh tế nhất định. Tăng cƣờng kiểm soát tiến độ thực hiện các dự án đã giải ngân, quản lý nguồn thu của khách hàng để đảm bảo thu hồi nợ, hạn chế cho vay vào lĩnh vực bất động sản, chỉ cho vay mới các dự án có tính khả thi cao, nằm trong quy hoạch của Nhà nƣớc.

- Đa dạng hóa loại hình tổ chức và cá nhân cho vay: hạn chế cho vay tập trung vào các nhóm khách hàng với dƣ nợ lớn, mở rộng hơn nữa mảng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Điều này sẽ giúp đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời thúc đẩy việc mở rộng mạng lƣới kênh phân phối hiện đại, nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: căn cứ vào tình hình kinh tế thị trƣờng, chiến lƣợc kinh doanh, SCB* cần phải xây dựng danh mục tín dụng theo hƣớng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhƣ: tiêu dùng, mua nhà ở xây nhà ở, hỗ trợ học tập, du lịch, khám chữa bệnh..., kinh doanh chứng khoán, chiết khấu, bao thanh toán... Điều này sẽ giúp Ngân hàng phân tán rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần.

Để thực hiện cơ cấu danh mục tín dụng, SCB* cần phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán nhằm làm định hƣớng cho hoạt động tín dụng trong toàn hàng. Trên cơ sở chính sách tín dụng đã ban hành, SCB* xây dựng kế hoạch hoạt động tín dụng cho toàn hàng và cho từng đơn vị (Sở Giao dịch, các Chi nhánh, Phòng Giao dịch...). Cơ chế thanh tra, kiểm soát nội bộ của các Phòng/ban chức năng của Hội sở càng phải đƣợc chú trọng để đảm bảo các đơn vị thực hiện theo đúng kế hoạch tín dụng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận thạc sĩ những vấn đề phát sinh trong quản lý sau khi hợp nhất 3 ngân hàng doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)